SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS PHÌ NHỪ
- Thứ sáu - 07/05/2021 09:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, gặp khó khăn gì, kết qủa học tập cải thiện như thế nào, các em có hứng thú tham gia và quá trình học tập và giáo viên cần điều chỉnh về hình thức tổ chức, tương tác các đối tượng trong dạy học như thế nào để đạt mục tiêu.

Thực hiện sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tổ KHTN đã tiến hành đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiêm cứu bài học môn Vật lí lớp 6, do cô giáo Nguyễn Thị Hà Xuyên dạy minh họa tại lớp 6A1.

Tổ chuyên môn được chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH bao gồm 5 bước.
Bước 1: Xác định dạng bài học cần nghiên cứu.
Ở bước này, nhóm giáo viên chọn dạng bài khó, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp và cách thức tổ chức để nghiên cứu, đó là kiểu bài vừa có thí nghiệm biểu diễn, vừa tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên trong thực tế.
Bước 2: Thống nhất chọn bài từ những bài học mà GV trong tổ đề xuất nghiên cứu đảm bảo mục tiêu đề ra.
Bước 3: Phân công nhóm soạn giáo án.
Với hai bước trên tổ chuyên môn đã cho nhóm giáo viên Vật lí đã chọn bài “Tiết 30, bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)” trong chương trình lớp 6 và phân công các tổ viên soạn giáo án.
Bước 4: Nhóm soạn giáo án thống nhất nội dung và cử GV dạy minh họa phù hợp cho kiểu bài.
Nhóm soạn giáo án sau khi soạn bài được tập trung trao đổi, thảo luận, tìm phương pháp, hình thức tổ chức giúp cho người dạy minh họa có được những ý tưởng thiết kế hoạt động học hay, phù hợp với học sinh để hoàn thiện bài soạn của minh thì chuyển sang bước 5: Tiến hành dạy minh họa và thảo luận.
Tổ chuyên môn đã phân công đồng chí Nguyễn Thị Hà Xuyên dạy minh họa. Đến dự tiết chuyên đề Vật lí có các đồng chí trong tổ KHTN.
Ở bước thứ 5 phần thảo luận sau khi dạy minh họa, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ đã trao đổi cởi mở, thân thiện, chân tình, có minh chứng cụ thể. Bắt đầu từ việc quan sát được gì ở học sinh (học sinh tham gia học như thế nào, học được cái gì, khó khăn, thuận lợi, tương tác, …). Những ý kiến đóng góp bổ sung, những bài học kinh nghiệm chân thành, tích cực và chủ động của các thầy cô giáo. Trong đó các ý kiến tập trung thảo luận cách thiết kế và triển khai hoạt động dạy - học , vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp và hiệu quả. Những khó khăn, vướng mắc trong dạy học cũng được chia sẻ và phần nào được tháo gỡ.
Những ý kiến quý báu ấy có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên của Tổ KHTN và giáo viên toàn trường..
Bước 1: Xác định dạng bài học cần nghiên cứu.
Ở bước này, nhóm giáo viên chọn dạng bài khó, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp và cách thức tổ chức để nghiên cứu, đó là kiểu bài vừa có thí nghiệm biểu diễn, vừa tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên trong thực tế.
Bước 2: Thống nhất chọn bài từ những bài học mà GV trong tổ đề xuất nghiên cứu đảm bảo mục tiêu đề ra.
Bước 3: Phân công nhóm soạn giáo án.
Với hai bước trên tổ chuyên môn đã cho nhóm giáo viên Vật lí đã chọn bài “Tiết 30, bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)” trong chương trình lớp 6 và phân công các tổ viên soạn giáo án.
Bước 4: Nhóm soạn giáo án thống nhất nội dung và cử GV dạy minh họa phù hợp cho kiểu bài.
Nhóm soạn giáo án sau khi soạn bài được tập trung trao đổi, thảo luận, tìm phương pháp, hình thức tổ chức giúp cho người dạy minh họa có được những ý tưởng thiết kế hoạt động học hay, phù hợp với học sinh để hoàn thiện bài soạn của minh thì chuyển sang bước 5: Tiến hành dạy minh họa và thảo luận.
Tổ chuyên môn đã phân công đồng chí Nguyễn Thị Hà Xuyên dạy minh họa. Đến dự tiết chuyên đề Vật lí có các đồng chí trong tổ KHTN.
Ở bước thứ 5 phần thảo luận sau khi dạy minh họa, tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ đã trao đổi cởi mở, thân thiện, chân tình, có minh chứng cụ thể. Bắt đầu từ việc quan sát được gì ở học sinh (học sinh tham gia học như thế nào, học được cái gì, khó khăn, thuận lợi, tương tác, …). Những ý kiến đóng góp bổ sung, những bài học kinh nghiệm chân thành, tích cực và chủ động của các thầy cô giáo. Trong đó các ý kiến tập trung thảo luận cách thiết kế và triển khai hoạt động dạy - học , vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp và hiệu quả. Những khó khăn, vướng mắc trong dạy học cũng được chia sẻ và phần nào được tháo gỡ.
Những ý kiến quý báu ấy có ý nghĩa thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên của Tổ KHTN và giáo viên toàn trường..