SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRONG MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS PHÌ NHỪ
- Thứ tư - 05/05/2021 17:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những năm gần đây song song với đổi mới phương pháp dạy học, thì đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa thiết thực giúp cho mỗi nhà giáo có cơ hội trao đổi, học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân.

Thực hiện sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tổ KHXH đã tiến hành đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiêm cứu bài học môn Lịch sử lớp 7, do thầy giáo Lò Văn Thiện dạy minh họa tại lớp 7B1.

Tổ chuyên môn được chỉ đạo xây dựng kế hoạch đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo NCBH bao gồm 5 bước.
Bước 1: Xác định dạng bài học cần nghiên cứu.
Ở bước này, nhóm giáo viên chọn dạng bài khó, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp và cách thức tổ chức để nghiêm cứu, đó là kiểu bài vừa có diễn biến của sự kiện, vừa tìm hiểu về chính trị, quân đội, pháp luật, kinh tế.
Bước 2: Thống nhất chọn bài từ những bài học mà GV trong tổ đề xuất nghiên cứu đảm bảo mục tiêu đề ra.
Bước 3: Phân công nhóm soạn giáo án.
Với hai bước trên tổ chuyên môn đã cho nhóm giáo viên Lịch Sử đã chọn bài 27-Tiết 64: “Chế độ phong kiến nhà Nguyễn” trong chương trình lớp 7 và phân công các tổ viên soạn giáo án.
Bước 4: Nhóm soạn giáo án thống nhất nội dung và cử GV dạy minh họa phù hợp cho kiểu bài.
Nhóm soạn giáo án sau khi soạn bài được tập trung trao đổi, thảo luận, tìm phương pháp, hình thức tổ chức giúp cho người dạy minh họa có được những ý tưởng thiết kế hoạt động học hay, phù hợp với học sinh để hoàn thiện bài soạn của minh thì chuyển sang bước 5: Tiến hành dạy minh họa và thảo luận.
Tổ chuyên môn đã phân công đồng chí Lò Văn Thiện dạy minh họa. Đến dự tiết chuyên đề Lịch sử có các đồng chí trong ban giám hiệu, nhóm giáo viên Lịch sử và một số giáo viên khác.
Bước 1: Xác định dạng bài học cần nghiên cứu.
Ở bước này, nhóm giáo viên chọn dạng bài khó, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương pháp và cách thức tổ chức để nghiêm cứu, đó là kiểu bài vừa có diễn biến của sự kiện, vừa tìm hiểu về chính trị, quân đội, pháp luật, kinh tế.
Bước 2: Thống nhất chọn bài từ những bài học mà GV trong tổ đề xuất nghiên cứu đảm bảo mục tiêu đề ra.
Bước 3: Phân công nhóm soạn giáo án.
Với hai bước trên tổ chuyên môn đã cho nhóm giáo viên Lịch Sử đã chọn bài 27-Tiết 64: “Chế độ phong kiến nhà Nguyễn” trong chương trình lớp 7 và phân công các tổ viên soạn giáo án.
Bước 4: Nhóm soạn giáo án thống nhất nội dung và cử GV dạy minh họa phù hợp cho kiểu bài.
Nhóm soạn giáo án sau khi soạn bài được tập trung trao đổi, thảo luận, tìm phương pháp, hình thức tổ chức giúp cho người dạy minh họa có được những ý tưởng thiết kế hoạt động học hay, phù hợp với học sinh để hoàn thiện bài soạn của minh thì chuyển sang bước 5: Tiến hành dạy minh họa và thảo luận.
Tổ chuyên môn đã phân công đồng chí Lò Văn Thiện dạy minh họa. Đến dự tiết chuyên đề Lịch sử có các đồng chí trong ban giám hiệu, nhóm giáo viên Lịch sử và một số giáo viên khác.

Ở bước thứ 5 phần thảo luận sau khi dạy minh họa, tổ trưởng chuyên môn, chủ trì và trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: Học sinh học thế nào? Học sinh đang gặp khó khăn gì trong học tập? nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho học sinh không, kết quả học tập của học sinh có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?
Buổi sinh hoạt chuyên môn không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập.