Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Phì Nhừ

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020 - 2021

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PHÌ NHỪ
 
Số: 46/KH –PTDTBTTHCSPN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
                 Phì Nhừ, ngày 19  tháng 9  năm 2020
 
 
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020 - 2021
 
Phần I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
 
1. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ vào quyết định số: 827/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 của UBND tỉnh Điện Biên V/v ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Căn cứ vào chỉ thị số: 08/CT-UBND ngày 07/9/2020 của UBND tỉnh Điện Biên V/v nhiệm vụ giải pháp năm học 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Căn cứ vào quyết định số: 11/QĐ-UBND ngày 27/7/2020 của UBND tỉnh Điện Biên, quyết định ban hành Quy định về công tác Thi đua, Khen thưởng trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
- Căn cứ cong văn số 1857/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2020 của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên V/v điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS. THPT;
- Công văn số 800/HD-PGDĐT ngày 08/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2020-2021;
- Công văn số 821/ HD-PGDĐT ngày 14/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục thường xuyên;
- Công văn số 801/HD-PGDĐT ngày 08/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục dân tộc;
- Công văn số 811/HD-PGDĐT ngày 09/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học năm học 2020-2021;
- Công văn số 763/PGDĐT-CM ngày 28/8/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục tư tưởng chính trị và công tác học sinh năm học 2020-2021;
- Công văn số 804/HD-PGDĐT ngày 08/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2020-2021;
- Công văn số 810/KH-PGDĐT ngày 09/9/2020 của Phòng GD&ĐT về Kế hoạch công tác kiểm tra năm học 2020-2021;
- Công văn số 819/KH-PGDĐT ngày 14/9/2020 của Phòng GD&ĐT về Kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện cấp Tiểu học và THCS năm học 2020-2021;
- Công văn số 792/HD-PGDĐT ngày 07/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn triển khai thực hiện các chế độ chính sách học sinh năm học 2020-2021;
- Công văn số 833/PGDĐT-CNTT ngày 16/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin;
- Công văn số 840/PGDĐT-CMTHCS ngày 18/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v triển khai thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS;
- Công văn số 849/PGDĐT-CM ngày 21/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác y tế trường học năm học 2020-2021;
- Công văn số 851/PGDĐT-TCCB ngày 21/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác tổ chức cán bộ năm học 2020-2021;
- Công văn số 857/PGDĐT-CMTHCS ngày 22/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thẻ thao trường học năm học 2020-2021;
- Công văn số 859/PGDĐT-CM ngày 22/9/2020 của Phòng GD&ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn năm học 2020-2021;
2. Căn cứ thực trạng nhà trường hiện nay.
2.1. Thuận lợi.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo trong công tác, nhiệt huyết với nghề nghiệp, tương đối chuẩn về trình độ.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành Giáo dục, của Đảng ủy – Chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân trên địa bàn.
- Học sinh chăm ngoan, đoàn kết, có tinh thần vượt khó trong học tập.
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ngày càng đông, nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục đã có nhiều nét thay đổi.
- Trường học đã được chuyển sang địa điểm mới, đang được đầu tư xây dựng
2.2. Khó khăn.
- Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống rải rác, mặt bằng dân trí tuy đã có bước phát triển xong vẫn còn nhiều hạn chế, điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư trên địa bàn còn nghèo, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống khó khăn, thiếu thốn, tình hình văn hoá – xã hội chưa phát triển.
- Cơ sở vật chất còn tạm bợ đang trong giai đoạn đầu tư, thiếu nhiều phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng, thư viện – thiết bị, nhà ở nội trú cho học sinh; trang thiết bị dạy – học còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Hệ thóng cảnh quan trường lớp chưa được xây dựng do vừa chuyển sang địa điểm mới do vậy gây khó khăn cho các hoạt động quản lí và giáo dục và phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế, một số giáo viên chưa thực sự vững vàng về chuyên môn, chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên không yên tâm công tác, dao động; số giáo viên mới vừa ra trường chiếm gần 40% còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cha đầy đủ về nhận thức chính trị.
- Học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng nhận thức còn chậm, lại ở nội trú đông, phòng nội trú chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn ở của học sinh công tác quản sinh phức tạp. CSVC khác chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn ở của học sinh để yên tâm học tập tại trường.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp còn thấp, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần chưa cao; ý thức học tập của một bộ phận nhỏ học sinh chưa tốt; nền tảng kiến thức, nề nếp học tập của học sinh bị thiếu, hổng khó bù đắp; chất lượng đầu vào thấp, không đồng đều. Tỷ lệ học sinh đi học ở các trường khác còn cao.
- Nhận thức của cha mẹ học sinh và người dân về vị trí vai trò của giáo dục còn rất hạn chế: chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, chưa tạo điều kiện cho con em tham gia học tập, chưa biết cách giáo dục con cái và hỗ trợ con trong quá trình học tập. 
- Địa bàn xã là địa bàn phức tạp về chính trị, nhiều gia đình theo đạo trái phép; có khu vực bãi vàng học sinh và nhân dân hay đi nhặt vàng về mùa mưa; các bản đều có người nghiện, buôn bán ma túy; tỷ lệ học sinh thuộc gia đình có bố mẹ nghiện ma túy, bố mẹ bỏ nhau đi Trung Quốc, di cư sang Lào khá nhiều do vậy khó khăn trong việc huy động học sinh đi học và giữ học sinh học hết cấp.
2.3. Quy mô trường lớp năm học 2020-2021:
Khối Số lớp Tổng số học sinh Nữ Dân tộc Bán trú Khuyết tật
6 3 118 60 118 106 2
7 3 88 49 88 80  
8 3 80 32 80 65 3
9 3 83 29 82 75  
Cộng 12 369 170 365 326 5
- Tỷ lệ trẻ 11 tuổi TNTH vào lớp 6: 178/183 = 97,3%
- Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6: đạt 118/140= 84,3% ( chưa đạt so với chỉ tiêu giao do học sinh đi học các trường khác nhiều; csvc, chất lượng đào tạo chất chưa thu hút được học sinh yên tâm học tại trường).
- Tỷ lệ 11-14t học THCS: 548/620= 88,4%
- So với năm học trước số lớp tăng 01 lớp, học sinh tăng 41 học sinh, học sinh bán trú tăng 36 học sinh.
- Tuy vậy học sinh chủ yếu là người dân tộc Mông do vậy nhận thức chậm, chất lượng đầu vào thấp ( nhiều học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo, chưa hiểu hết, nắm chưa vững tiếng Việt; tính toán chậm, chưa nắm vững bảng cửu chương và cộng trừ nhân chia các phép tính đơn giản; chất lượng bài kiểm tra đầu vào đạt yêu cầu chỉ chiếm trên 20%), số lượng học sinh TB, yếu chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
  - Số lượng học sinh mồ côi cha, mẹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ khá nhiều ( 20 học sinh); số học sinh thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao 255/370= 68,9% do vậy ảnh hưởng phần nào đến việc quản lí, quan tâm và giáo dục học sinh nhất là việc duy trì việc học tập của học sinh đến năm, cuối cấp.
2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên – nhân viên:
 
Tổng số Chia ra Trình độ đào tạo Đảng viên
CBQL GV CNV ĐH TC CĐT
TS Nữ DT TS Nữ DT TS Nữ DT
  3 1 0 26 16 13 4 2 2 21 9   3 12
* Mặt mạnh:
- Đội ngũ CBQL-CBGV-CNV cơ bản là đội ngũ trẻ, khỏe, nhiệt tình và có trách nhiệm, tâm huyết với nghề; đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo
- Có 06 GV có năng lực chuyên môn thật sự vững vàng đã kinh qua nhiều năm giảng dạy, có kinh nghiệm công tác, có kinh nghiệm bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên và học sinh như đồng chí: Nguyễn Hữu Anh, Trần Thị Thơm, Trần Thị Minh Trường, Trần Thị Thu Hợi, Đào Thị Huệ làm chỗ dựa cho các cán bộ giáo viên khác trong trường; CBQL cả 03 đồng chí đều có trình độ ĐH, 03 TCLLCT, có nhiều năm công tác.
* Mặt yếu:
- Chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn học: thiếu các giáo viên văn hóa thuộc các môn như Mỹ Thuật, CBTV-TB; Đoàn đội chuyên trách; giáo viên dạy trẻ khuyết tật.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm cao đa số đã chuyển trường, chuyển công tác; số còn lại một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn; năng lực công tác hạn chế; Số giáo viên mới tuyển dụng ( 10 giáo viên) kinh nghiệm công tác còn hạn chế, thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
- Một vài CBGV-CNV chưa yên tâm công tác vẫn chờ cơ hội chuyển vùng, trách nhiệm chưa cao.
2.5. Cơ sở vật chất:
- Nhà trường vừa mới xây dựng mới csvc, trường lớp học tại địa điểm trường mới, hiện tại thực trạng cơ sở vật chất cụ thể như sau:                                     
+ Tổng số phòng học hiện có: 12 phòng = 252m2. Trong đó: Kiên cố: 8 phòng = 336m2; B.Kiên cố: 04 phòng= 168m2
+ Phòng làm việc: 03 phòng = 68m2. Trong đó phòng Hiệu trưởng: 01 phòng; phòng PHT: 02 phòng
+ Phòng thư viện, thiết bị: 02 phòng = 90m2
- Phòng ở nội trú: 11 phòng = 435m2, trong đó Phòng Kiên cố: 01 phòng = 30m2, mượn của Mầm non; BKC: 03 phòng = 120m2, 07 phòng tạm = 285m2.
- Nhà vệ sinh: 03 nhà vệ sinh dành cho học sinh: 02 nhà BKC khu nội trú; 01 nhà tạm bên trường học
- Phòng học chức năng có 03 phòng = 90m2( mượn của MN Phì Nhừ): 01 phòng Vật lí, 01 phòng Ngoại ngữ, 01 phòng Sinh học
- Nhà bếp 01 nhà diện tích 30m2; nhà ăn 01 nhà 160m2, nhà kho 01 nhà 24m2( mượn đất của dân)
       * Khu công trình phụ trợ:
       - Nguồn nước: nước lấy từ mó.
       - Téc nước: 05
       - Bộ máy lọc nước: 01
* Sách giáo khoa: đảm bảo đầy đủ cho học sinh, do học sinh ủng hộ lại và được bổ sung hàng năm từ nguồn mua SGK của học sinh có hỗ trợ chi phí học tập
       * Bộ thiết bị dạy học:
       - Cấp mới năm 2018: 1 bộ/ khối lớp 6,7,8,9.  ( 01 bộ không đồng bộ cũ)
       - Máy tính dùng cho công tác quản lý có kết nối mạng.
       + Máy xách tay: 05 (  Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng CM, Kế toán)
       + Trường lắp Wi - Fi: 1 cổng
       + Máy fotocoppy: 02;
       + Máy in: 05 ( BGH: 03; Thiết bị: 01; Văn thư - Thủ quỹ - Kế toán: 01) 
       + Máy chiếu : 09 bộ ( 07 bộ cấp lâu đã hỏng không sử dụng được)
       + Hệ thống camera an ninh: 10 mắt ( xong do mới chuyển trường, chưa ổn định lên chưa lắp lại)
       + Bộ tăng âm loa máy dùng cho hoạt động chung: 01
       + Bộ thảm dùng cho hoạt động chung: 01( 100m2)
       + Thiết bị dùng cho hoạt động Đội: Đài đĩa dùng cho hoạt động Đoàn - Đội: 01; 01 bộ tăng âm 01 bộ trống, 20 bộ quần áo nghi thức.
       - Nhìn chung cơ sở vật chất, trường lớp học mới bắt đầu xây dựng, nên còn thiếu thốn và tạm bợ; các lớp học và phòng làm việc chủ yếu là nhà “ba cứng”. Thiếu các phòng làm việc cho GV, CNV, các tổ bộ môn; các phòng học chức năng, bộ môn, y tế học đường, công đoàn, Đoàn Đội, bảo vệ...; thiếu hệ thống các công trình phụ trợ như cổng trường, hàng rào, nhà vệ sinh; sân trường là sân đất mới được san ủi, đường vào trường chưa được đổ bê tông, cổng trường chưa có, thiếu nhà để xe, nhà bảo vệ...
- Các phòng chức năng đã xuống cấp, hệ thống thiết bị chất lượng thấp, hiệu quả sử dụng không cao.
2.6. Tài chính:
- Tài chính nhà trường phụ thuộc 100% do ngân sách nhà nước cấp; không có các khoản thu ngoài như lệ phí, học phí; sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế do nhân dân còn nghèo, trong khi đó nhà trường mới bắt đầu được đầu tư xây dựng, csvc còn thiếu thốn rất cần kinh phí để tu sửa, làm mới, nâng cấp.
- Nhà trường được cấp đủ ngân sách để chi trả lương và các khoản phụ cấp; các chế độ chính sách khác của học sinh và CBV-CNV.
2.7. Môi Trường kinh tế xã hội.
* Mặt mạnh:
- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đời sống của nhân dân đã dần được cải thiện; điều đó có tác dụng tích cực đến công tác Giáo dục trên địa bàn. Nhận thức về vai trò của giáo dục của đại đa số nhân dân và cha mẹ học sinh có những bước chuyển biến đáng kể.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục, của Đảng ủy – Chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân trên địa bàn.
- Đời sống nhân dân đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
- Các ban ngành đoàn thể xã đã có những quan tâm và đóng góp không nhỏ trong công tác phát triển giáo dục; Công tác XHHGD đang được quan tâm và đẩy mạnh.
* Mặt yếu:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ, quyết liệt nhất là trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của che mẹ học sinh, và vận động học sinh ra lớp.
- Các Ban ngành đoàn thể nhất là Hội phụ nữ, Đoàn thành niên, HKH, Hội cha mẹ học sinh chưa phát triển và chưa hoạt động mạnh mẽ, chưa hiệu quả trong công tác tuyên truyền vận động.
- Đời sống nhân dân còn nghèo do vậy công tác XHHGD còn hạn chế nhất là sự huy động đóng góp của nhân dân trong việc tu sửa, xây dựng trường lớp học.
2.8. Những nguy cơ, thách thức đối với nhà trường.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp ngày càng tăng cao; tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp đông.
- Trường lớp đã bắt đầu có sự quan tâm đầu tư xây dựng xong chưa nhiều, còn thiếu nhiều phòng làm việc, phòng học, phòng chức năng, phòng nội trú; trang thiết bị còn thiếu thốn và xuống cấp; hệ thống các phòng đã được đầu tư không đồng bộ; khó quy hoạch.
- Tỷ lệ học sinh đi học các trường khác còn cao ( chiếm 1/3 số học sinh trong độ tuổi).
2.9. Thành tích cơ bản của nhà trường trong năm học trước.
- 06 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; 02 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
- Có 05 cá nhân được UBND huyện khen; 01 cá nhân được LĐLĐ tặng giấy khen, 03 CSTĐ.
 
Phần II: Nhiệm vụ, chỉ tiêu và các biện pháp
thực hiện các mặt công tác của nhà trường trong năm học 2020-2021
 
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục.
Tiếp tục triển khai thực hiện văn bản số 2418/SGDĐT-HGTrH ngày 23/10/2017 của Sở GD&ĐT thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hương PTNL-PC học sinh từ năm học 2017-2018 theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT tại văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017.
Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT theo văn bản số 1857/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2020 V/v điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT. Xây dựng, tổ chức thực hiện nghiêm túc, chất lượng kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình chi tiết 35 tuần
2. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3. Triển khai và thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phướng pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng, hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
4. Triển khai thực hiện và kết quả đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn tại trường, cụm trường theo văn bản số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014; Thực hiện quy định về hồ sơ, sổ sách; quy định nề nếp chuyên môn trong nhà trường, cụm trường thoe văn bản số 2337/SGDĐT-GDTrH ngày 16/10/2017
5. Xây dựng kế hoạch và tổ chức hiệu quả giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh  theo văn bản 294/SGDĐT-GDTrH ngày 21/02/2017; 2723/SGDĐT-GDTrH ngày 24/11/2017. Việc triển khai công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông.
6. Kế hoạch thực hiện: lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh, tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền về biên giới, biển đảo;  sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng  sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông vào các môn học và các hoạt động giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT
7. Tổ chức thực hiện dạy tiếng Mông theo môn học tự chọn đối với khối 6,7
8. Thực hiện tốt Công tác giáo dục dân tộc; công tác nội trú, bán trú; Thực hiện tốt công tác y tế trường học; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nấu ăn bán trú học sinh
9. Việc quản lí và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; xây dựng cảnh quan môi trường; xây dựng trường chuẩn quốc gia, đạt chất lượng.
10. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ các hoạt động của nhà trường, dự giờ giáo viên; kiểm tra khảo sát chất lượng học tập của học sinh; Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ nhằm tư vấn, thúc đẩy, điều chỉnh và ngăn ngừa tối đa những vi phạm trong nhà trường.  
11. Thực hiện tốt công tác quản lí học sinh bán trú, nấu ăn bán trú cho học sinh.
 
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Công tác tư tưởng chính trị.
1. Nhiệm vụ
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, đoàn kết, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư cách đạo đức tốt, mẫu mực trong nhân cách sống, là tấm gương cho học sinh noi theo.
- Tạo dựng được môi trường học đường mô phạm, thân thiện, tích cực.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư cách đạo đức tốt, mẫu mực trong nhân cách sống, là tấm gương cho học sinh noi theo.
3. Các giải pháp
- Tiếp tục triển khai và thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách HCM một cách hiệu quả.
- Tăng cường xây dựng khối đoàn kết cơ quan, nền nếp, kỷ cương trường học; thực hiện tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, giáo dục pháp luật, thường xuyên quan tâm đến chế độ chính sách, đời sống của CBGV-CNV thực hiện dân chủ trong trường học tránh việc dẫn đến đơn thư khiến kiện, khiếu nại vượt cấp.
- Xây dựng quy chế cơ quan, quy tắc ứng xử cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; quy chế dân chủ trường học tổ chức triển khai, tuyên truyền rộng rãi và tổ chức thực hiện; Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, nội quy cơ quan: Có bảng chấm công hàng tháng, thường xuyên nhắc nhớ rút kinh nghiệm trong các cuộc họp nhà trường; xử lí nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm nội quy trường lớp học.
- Xây dựng cho CBGV-CNV có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, giữ vững phẩm chất người giáo viên nhân dân, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
 - Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống một cách thiết thực, cụ thể, hiệu quả: thông qua các buổi sinh hoạt động của Đoàn Thanh niên, Công đoàn, sinh hoạt chi bộ 1 lần/tháng, thông qua họp HĐSP hàng tháng hoặc qua các dịp lễ tết.
- Làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống bằng việc đánh giá đạo đức CBGV-CNV theo chuẩn nghề nghiệp và viên chức nhà nước.
- Phát huy tinh thần dân chủ trường học trong các hoạt động như ĐH Đoàn, Công đoàn, HCNVC đầu năm, họp hội đồng sư phạm...
- Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động lớn của ngành: như vận động làm theo tấm gương đạo đức HCM, Mỗi thầy cô gáo là tấm gương tự học và sáng tạo...
- Triển khai học tập rộng rãi, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và của phòng GD ngay từ đầu năm học.
- Phát huy các nhân tố CBGV-CNV là Đảng viên, CBQL trong việc gương mẫu thực hiện đường lối chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước; trong việc thực hiên các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng quy chế làm việc cuả cơ quan, quy chế dân chủ trường học, quy chế chuyên môn và một số quy định khác chi tiết cụ thể, tổ chức thực hiện nghiêm túc.
- Nâng cao công tác phê bình và tư phê bình trong chi bộ đảng và trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
- Xây dựng lề lối, phong cách làm việc năng động, tự chủ, thẳng thắn và trách nhiệm.
- Quan tâm sát sao tới đội ngũ, nắm bắt, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học.
II. Công tác thi đua – khen thưởng
1. Nhiệm vụ
- Tạo dựng được phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, hiệu quả trong nhà trường.
- Góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường; Nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Phong trào thi đua:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động thi đua: Dạy tốt học tốt; Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
2.2. Danh hiệu tập thể nhà trường, các tổ chuyên môn, các cá nhân.
- Phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trong năm học:
+ Trường đạt Tập thể lao động tiên tiến đề nghị UBND huyện tặng giấy khen.
+ Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 02 - 03.
+ Lao động tiên tiến: 30 đ/c.
+ CĐ trường đạt CĐ hoàn thành XS nhiệm vụ; đạt CĐ cơ sở vững mạnh.
+ 02 cá nhân được LĐLĐ huyện tặng giấy khen
+ 01 cá nhân được UBND tỉnh Bằng khen
+ 01 cá nhân được LĐLĐ Tỉnh tặng bằng khen
+ 01 cá nhân được Sở giáo dục tặng giấy khen
+ 03 cá nhân được UBND huyện tặng giấy khen
3. Các giải pháp
- Xác định rõ ràng các chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được trong năm, lấy biểu quyết thông nhất thông qua HNCNVC.
- Tổ chức nghiêm túc việc đăng ký thi đua đầu năm, hoàn thiện hồ sơ đăng kí thi đua, hồ sơ đề nghị công nhận thi đua đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc và thúc đẩy các tập thể, CBGV - CNV thi đua lao động, thông qua 4 đợt thi đua trong năm, thông qua thi đua chào mừng các ngày lễ lớn.
- Hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động và phong trào thi đua trong năm học; các cuộc vận động lớn của ngành và phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Tập trung trọng tâm vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục của thầy và trò. Cho giáo viên đăng kí chất lượng môn học, chất lượng bài kiểm tra ngay từ đầu năm học, giao nhiệm vụ cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Triển khai học tập rộng rãi Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác thi đua khen thưởng.
- Xây dựng kế hoạch, quy chế công tác thi đua – khen thưởng trong năm học chi tiết và cụ thể hóa trong từng đợt thi đua. tạo các nguồn quỹ thi đua khen thưởng để có nguồn khen thưởng kịp thời khích lệ tinh thần của CBGV-CNV và học sinh thi đua lập thành tích: giáo viên, học sinh đóng góp, phát triển chăn nuôi, tăng gia sản xuất tạo nguồn thi đua...Mỗi năm học CBQL, giáo viên, nhân viên đóng 1 ngày lương, học sinh đóng góp 30.000 đồng/năm. Tổng quỹ thi đua khen thưởng ước tính/ năm đạt 25.000.000 đồng. Khen thưởng nhiều hình thức: khen đột xuất cho các cá nhân có thành tích, việc làm, hành động tốt, khen vào các ngày lễ 20/11; khen định kì vào cuối kí I, cuối năm học.
- Nhanh chóng kiện toàn Hội đồng thi đua – khen thưởng và các tiểu ban thi đua trong nhà trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Tổ chức bình xét các danh hiệu thi đua nghiêm túc, công bằng, dân chủ, công khai, khách quan, có sơ kết, tổng kết công tác thi đua: Xét thi đua theo tháng bằng hệ thống bảng theo dõi các hoạt động của giáo viên; cuối kì, cuối năm tổng hợp xét thi từng kì và cả năm.
- Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng.
- Thực hiện phát huy vai trò của các gia đình CBGV văn hóa
- Thường xuyên quan tâm động viên CBGV-CNV về đời sống và công việc để tạo động lực thi đua.
III. Công tác quản lí chuyên môn.
1. Công tác quản lí.
1.1. Nhiệm vụ:
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lí, chỉ đạo theo đúng các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lí
- Tập trung quản lí, chỉ đạo đạt các mục tiêu, kế hoạch năm học đề ra
1.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành nghiêm túc các quy chế về chuyên môn.
- Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần/học kì: 354/370 học sinh = 96%
- Tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban: 8/370 học sinh = 2,1%
- Tỷ lệ học sinh chuyển lớp: 361/370 học sinh = 98%
- Tỷ lệ điểm bài kiểm tra cuối kì:
+ Điểm kiểm tra các môn do Phòng GD&ĐT ra đề: đạt 55%
+ Điểm các môn do trường ra đề: đạt 90%
- Điểm trung bình trung thi vào lớp 10 THPT: 3
- Đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng cuối năm:
+ Hiệu trưởng: Khá
+ P.Hiệu trưởng: Khá
1.3. Các giải pháp.
- Thường xuyên nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tổ chức lập kế hoạch, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
- Tăng cường công tác BD, rèn luyện lí luận, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lí
- Thực hiện tạo điều kiện cho các cán bộ quản lí học tập nâng cao trình độ
- Tăng cường mối đoàn kết giữa BGH nhà trường với các tổ chức, cá nhân trong nhà trường tạo sự đồng thuận trong lời nói và hành động
- Thiết lập nội quy, quy chế cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ, quy chế phố hợp giữa công đoàn và nhà trường, nội quy cuyên môn… tạo nên hành lang pháp lí để giúp công tác quản lí, chỉ đạo thêm chặt chẽ đúng luật
- Lập các kế hoạch hoạt động bám sát với các văn bản chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường, địa phương; tổ chức lấy ý kiến xây dựng của CBGV-CNV sau đó triển khai tổ chức, thực hiện; Thường xuyên kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện của các tổ chức, của CBGV-CNV có biện pháp chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời để hoàn thành kế hoạch đặt ra
- Tiếp tục xây dựng những kế hoạch có tính dài hạn, để có mục tiêu lâu dài
- Tích cực tham mưu cho UBND huyện, Phòng GD, UBND xã các vấn đề liên quan đến giáo dục của nhà trường nhằm thực hiện đúng định hướng các kế hoạch và thu hút được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ tháo gỡ các khó khăn đối với nhà trường của UBND huyện, Phòng GD và của UBND xã cũng như nhân dân trên địa bàn; tham mưu cho UBND xã và phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, các bản trong việc huy động, vận động học sinh ra trường, đến lớp.
- Thực hiện tốt công tác XHHGD trên địa bàn nhằm thu hút các nguồn lực, vật lực để xây dựng trường lớp
- Thực hiện giao chỉ tiêu thực hiện các nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, từng bộ phận trong nhà trường ngay từ đầu năm học; yêu cầu cam kết thực hiện đảm bảo chỉ tiêu đề ra
- Phát động phong trào thi đua sối nổi, rộng khắp trong bộ phận CBQL-CBGV-CNV và học sinh cùng nhau khắc phục khó khăn, thiếu thốn hoàn thành nhiệm vụ
- Thực hiện thi đua, khen thưởng kịp thời với những cá nhân điển hình tiên tiến, có thành tích xuất sắc; kỉ luật nghiêm khắc với những cá nhân vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ
- Thường xuyên thực hiện kiểm tra nội bộ điều chỉnh, nhắc nhở các sai phạm hoặc không đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
2. Giáo viên:
2.1. Nhiệm vụ:
- Xây dựng nền nếp chuyên môn ổn định trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.2. Chỉ tiêu chụ thể:
2.2.1. Hồ sơ giảng dạy:
Hồ sơ Chuyên môn giảng dạy
XL XL Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh
Tốt 5/26 = 19,2% Giỏi 9/26 = 34,6% 6/26 = 23,1%  
Khá 20/26 = 76,9% Khá 13/26 = 50%    
Tb 1/26= 3,8% Tb 4/26 = 15,3%    
- Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp:
+ Tốt: 02/26 = 8%
+ Khá: 22/26 = 84%
+ TB: 2/26 = 8%
- Đánh giá kết quả BDTX của GV:
+ Giỏi: 03/26= 11,5%
+ Khá: 20/26 = 77%
+ TB: 3/26 = 11,5%
+ Không xếp loại: 0
2.2.2. Công tác chủ nhiệm:
- Giáo viên đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường: 03/12=25%; cấp huyện 01/12 = 8,3%; hoàn thành Khá = 8/11 = 72,8%
- Lớp TTXS: 01 lớp
- Lớp TT: 02 lớp
- Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của các lớp:
 
Tên lớp Tỷ lệ
6A1 96%
6A2 96%
6A3 96%
7B1 96%
7B2 96%
7B3 96%
8C1 96%
8C2 96%
8C3 96%
9D1 96%
9D2 96%
2.3. Các giải pháp.
- Phân công 01 đ/c trong BGH phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường.
- Thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán 9 bộ môn văn hóa cơ bản, tham mưu chế độ chính sách, tạo cơ chế làm việc cho đội ngũ này, phát huy chất lượng bồi dưỡng hè của đội ngũ cốt cán vào bồi dưỡng thường xuyên trong năm theo kế hoạch của nhà trường..
- Triển khai học tập rộng rãi các văn bản chỉ đạo về chuyên môn.
- Xây dựng quy chế chuyên môn, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế về chuyên môn.
- Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về việc đánh giá xếp loại học sinh nghiêm túc, khách quan theo đúng Quy chế, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Xây dựng PPCT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tổ chức giảng dạy bám sát PPCT 35 tuần và chuẩn KTKN. Tổ chức thực hiện giảng dạy chương trình hiện hành nhưng áp dụng PPDH theo định hướng phát triển PC, NL học sinh
- Tổ chức cho giáo viên đăng kí chất lượng đầu năm; Bám sát với các chỉ tiêu về chất lượng cho từng môn học mà Phòng GD đưa ra để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Xác đinh các mục tiêu phấn đấu về chuyên môn trong năm học bám sát với các tiêu chí trong hướng dẫn thi đua khen thưởng của ngành.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học.
- Nâng cao công tác BD thường xuyên và tự BD; đẩy mạnh việc SHCM theo tổ, trường, cụm trường
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, đảm bảo bảo về nhân cách.
- Phát hiện ra những nhân tố mới, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.
- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lương đội ngũ.
- Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong nhà trường.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua: GV dạy giỏi cấp trường tổ chức vào tháng 11, chấm hồ sơ giáo án tốt vào tháng 4, thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 20/11, 26/3… 
- Cho các tổ, cá nhân đăng kí thi đua, chỉ tiêu chất lượng giảng dạy. Giao chỉ tiêu về thi đua, chất lượng giảng dạy cho từng tổ, cá nhân.
- Phân công công tác phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
- Tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn; đẩy mạnh chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh nhưng phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng học sinh.
- Trong điều kiện nhà trường đầu năm thiếu giáo viên do giáo viên thực hiện bố trí dạy 2 ca, xin Phòng GD bổ sung giáo viên khi có nguồn.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tự BDTX.
- Tăng cường công tác thanh – kiểm tra trong chuyên môn đánh giá đúng thực chất; thanh kiểm tra, dự giờ đột xuất.
- Coi trọng việc sưu tầm, phổ biến các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về đổi mới kiểm tra đánh giá các môn học. Đổi mới việc ra đề thi, coi đây là một trong những giải pháp chính tạo động lực đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH trong nhà trường. Việc ra đề kiểm tra thực hiện bám sát với PPCT do giáo viên xây dựng, chú ý đến việc định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Tạo ngân hàng đề kiểm tra từ bài kiểm tra 45 phút trở lên.
- Quan tâm sát sao tới đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi để anh em phát huy năng lực sở trường của bản thân, phát hiện, bồi dưỡng.
- Nâng cao dần yêu cầu trong công tác và mức độ hoàn thành công việc được giao. Giao chỉ tiêu chất lượng, số lượng cho từng giáo viên, kèm theo động viên khen thưởng kịp thời, xỷ lí nghiêm những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện đánh giá viên chức, thi đua khen thưởng, nâng lương theo định mức hoàn thành nhiệm vụ theo từng mức độ cụ thể.
3. Học sinh.
3.1. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
- Giáo dục học sinh có được phẩm chất đạo đức của người học sinh trong thời đại mới. Góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh. Đặc biệt tăng cường, đẩy mạnh GDKNS cho học sinh.
- Tạo dựng được môi trường học đường lành mạnh, thân thiện, tích cực.
- Học sinh nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Tạo dựng được phong trào thi đua học tập tích cực trong trường học.
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nhất là chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh Giỏi và học sinh tốt nghiệp vào học cấp PT, học nghề.
3.2. Chỉ tiêu cụ thể.
 3.3.1. Về đạo đức:
- 100% học sinh chấp hành nghiêm túc nôi quy trường lớp.
- 100% học sinh không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội.
- 100% học sinh không vi phạm bạo lực học đường
- Chỉ tiêu phấn đấu về Hạnh kiểm:
STT Khối Số h/s Tốt Khá Trung bình Yếu
H/s Tỷ lệ % H/s Tỷ lệ % H/s Tỷ lệ % H/s Tỷ lệ %
1 6 116 82 70,6 25 21,6 9 7,8    
2 7 88 62 70,5 22 25,0 4   4,5    
3 8 77 54 70,1 18 23,4 5 6,5    
4 9 83 58 70,0 17 20,4 8 9,6    
Tổng 364 256 70,3 82 22,5 26 7,2    
3.2.2. Về học lực:
STT Khối Số h/s Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
H/s Tỷ lệ % H/s Tỷ lệ % H/s Tỷ lệ % H/s Tỷ lệ % H/s Tỷ lệ %
1 6 116 6 5,1 35 30,1 70 60,5 5 4,3    
2 7 88 5 5,7 27 30,6 52 59,2 4 4,5    
3 8 77 6 7,8 25 32,5 46 57,8 3 3,9    
4 9 83 3 3,6 25 30,1 52 62,7 3 3,6    
Tổng 364 20 5,5 112 30,7 220 60,4 15 3,4    
3.2.3. Học sinh Giỏi:
- Cấp trường: 20 ( Văn 6 = 2 h/s; Toán 6 = 1 h/s; GDCD 9 = 1 h/s; Sử 8 = 1 h/s; Địa 8 = 2 h/s; Hóa 9 = 1 h/s; Sinh 8 = 1 h/s); MTCT = 1 h/s
- Cấp huyện: 10 ( Văn 6 = 5 h/s; Toán 6 = 2 h/s; GDCD 9 = 2 h/s; Sử 8 = 2 h/s; Địa 8 = 4 h/s; Hóa 9 = 2 h/s; Sinh 8 = 2 h/s); MTCT = 1 h/s
- Cấp tỉnh: 1 ( GDCD 9 = 1 h/s)
3.2.4. Các cuộc thi khác trong năm học:
+ Đạt 01 giải học sinh tham gia thi nghiên cức KH-KT cấp huyện.
+ 01 giải Học sinh với ý tưởng khởi nghiệp
3.2.5. Các hoạt động giáo dục thể chất, năng khiếu, hoạt động phong trào, ngoại khóa:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, phòng tổ chức
- Đào tạo được các nhân tố học sinh tham gia các hoạt động thể thao văn nghệ do ngành, huyện tổ chức; tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp huyện đạt kết quả cao trong một số môn thế mạnh
- Thành lập CLB TDTT trong nhà trường, gồm: CLB bóng chuyền, CLB bóng đá, CLB đá cầu, CLB cờ vua, CLB bắn nỏ, CLB chơi cù. Lên kế hoạch tập luyện hàng tuần, tổ chức thi đấu vào các ngày lễ lớn ( 20/11; 26/3; Tết DT Mông) để tăng cường công tác TDTT trong nhà trường rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho thầy cô và học sinh.
- Tăng cường công tác ngoại khóa với các chủ đề liên quan đến giáo dục KNS, an toàn giao thông học đường; giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống bạo lực học đường…
3.3. Các giải pháp.
3.3.1. Đối với giáo dục đạo đức:
- Triển khai cho học sinh học tập nghiêm túc nội quy trường lớp ngay từ đầu năm học, khu nội trú được dán công khai.
- Nhanh chóng ổn định tổ chức lớp học và mọi nền nếp của học sinh.
- Tổ chức tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh cả trên và ngoài lớp, cả trong và ngoài nhà trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng quy chế học sinh, nội quy khu nội trú, nhà trường dành cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở nội trú. Các hoạt động của nhà trường tổ chức và các hoạt động của ngành tổ chức học sinh phải thực sự là chủ nhân của các hoạt động đó, được tham gia, được trải nghiệm.
- Giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương đồng bào, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và có tấm lòng nhân ái.
- Giáo dục ATGT, phòng tránh tai nạn thương tích; GD học sinh tránh xa với lá ngón; hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính; phòng chống nạn buôn người và trẻ em...
- Thành lập Tổ tư vấn học đường nhằm tư vấn, giúp đỡ các em học sinh về các biến đổi tâm sinh lý, kĩ năng sống, tổ tư vấn hoạt động hàng tuần.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện việc chấm điểm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của các lớp thường xuyên, cuối kì, cuối năm tổng kết đánh giá, khen thưởng .
- Tạo dựng khí thế thi đua sôi nổi trong nhà trường, khí thế thi đua giữa các tập thể lớp, giữa các học sinh...
- Có chế tài xử lí chặt chẽ việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường, nội trú; có những biểu hiện đạo đức đi xuống.
- Nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân và việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua các môn học.
- Tăng cường các hình ảnh, băng rôn khẩu hiệu, sách báo trong nhà trường để học sinh được đọc, nghe, nhìn thấy...
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ TDTT; các hoạt động Đội nhằm tuyên truyền đạo đức, văn hóa và pháp luật vào các dịp lễ của đất nước, tết người Mông, 20/11, 26/3...Thành lập đội tuyển các môn tham gia HKPĐ, tổ chức ra quyết định giao nhiệm vụ cho GV, HS tập luyện
3.3.1. Đối với giáo dục văn hóa:
- Nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa cho học sinh. Thực hiện giảng dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh phù hợp với đối tượng học sinh. Áp dụng, triển khai thực hiện chương trình giáo dục STEM vào quá trình dạy học nhằm hình thành phẩm chất, năng lực học sinh.
- Thực hiện kiểm tra đánh giá sát với đối tượng học sinh: Giáo viên tự xây dựng PPCT theo định hướng phát triển năng lực học sinh và sau đó BGH phê duyệt từ đầu năm học; khi kiểm tra đánh giá BGH, Phòng GD sẽ ra đề bám sát với PPCT giáo viên đã xây dựng đảm bảo kiểm tra đánh giá đúng đối tượng học sinh.
- Thực hiện sử dụng tốt đồ dùng, phương tiện, CNTT trong giảng dạy.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm của cấp học THCS.
- Tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học , từ đó có định hướng phân loại đối tượng học sinh để thực hiện giảng dạy bám sát đối tượng.
- Duy trì tốt tỷ lệ học sinh chuyên cần; thi đua hàng tuần giữa các tập thể lớp về duy trì sĩ số. Phát huy vai trò của trường PTDTBT trong việc rèn rũa nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực hiện kiểm tra. giám sát, theo dõi sĩ số học sinh các lớp trên cả 3 buổi bằng hệ thống sổ theo dõi của phó hiệu trưởng. Thực hiện đánh giá tỷ lệ chuyên cần của các lớp, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm theo từng tuần, tháng và cuối mỗi kì học. Đánh giá thi đua các lớp và GVCN vào cuối kì.
- Thực hiện xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức sau mỗi bài dạy để hình thành các câu hỏi ôn tập cho học sinh; xây dựng hệ thống đề kiểm tra từ một tiết trở lên theo cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận tạo ngân hàng đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh.
- Phân loại đối tượng học sinh, lên kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh; giao những đối tượng học sinh yếu chưa đọc thông viết thạo, chưa biết tính toán cho 01- 02 giáo viên kèm cặp chỉ tiêu đặt ra là cuối năm phải biết đọc, viết thạo, tính toán phép tính cơ bản. Hàng tháng, giữa kì, cuối kì, cuối năm BGH kiểm tra chất lượng đánh giá và định hướng.
- Thực hiện xây dựng nề nếp học bài trên lớp vào buổi tối và tự học bài ở nhà nghiêm túc hiệu quả; Hướng dẫn học sinh phương pháp học bài ở nhà, thực hiện tốt việc tự học và chuẩn bài trước khi lên lớp. Giáo giáo viên quản lí học sinh buổi tối, hướng dẫn học sinh tự học.
- Lựa chọn học sinh giỏi các môn thông qua kiểm tra chất lượng đầu năm: lập danh sách bồi dưỡng học sinh giỏi theo môn theo từng khối, lựa chọn giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm và tâm huyết ra quyết định thành lập tổ BDHSG ngay từ đầu năm. BGH xem xét các nội dung BD định hướng cho giáo viên BD để đảm bảo chất lượng và kết quả BD. Thực hiện yêu cầu giáo viên lập kế hoạch, lên chương trình bồi dưỡng ngay từ đầu tháng 9; kế hoạch, chương trình ôn luyện bám sát kế hoạch, chương trình của Phòng, Sở và được BGH phê duyệt; thực hiện ra đề kiểm tra thường xuyên để đánh giá mức độ tiến bộ khi ôn luyện của học sinh để có những điều chỉnh khi bồi dưỡng. Thực hiện quan tâm động viên cả giáo viên và học sinh để thầy và trò đạt kết quả tốt. Thực hiện khen thưởng ở từng hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh đối với cả giáo viên và học sinh theo từng mức đạt giải ( theo quy chế thi đua, khen thưởng của trường). Các CBGV có giải HSG được tổ chức đi tham quan và học tập.
- Quan tâm sát sao tới học sinh, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy bộ môn. Thực hiện việc phối hợp, thông tin liên lạc thường xuyên với gia đình học sinh trong việc kết hợp giáo dục học sinh.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Tăng cường giáo dục kĩ năng sống, phương pháp học tập của học sinh. Mỗi tuần thực hiện giáo dục 01 kĩ năng sống cho học sinh, chú trọng các kĩ năng sống cho học sinh khi ở bán trú. Thực hiện các tiết học, buổi học trải nghiệm sáng tạo lồng ghép với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết học trên lớp.
- Thực hiện quan tâm tới giáo dục 05 học sinh khuyết tật ( 02 học sinh khối lớp 6; 03 học sinh khối 8) theo văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT. Lập hồ sơ theo dõi, giáo dục; tổ chức giáo dục phù hợp với từng học sinh theo từng loại khuyết tật, hù hợp với điều kiện nhà trường.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua trong học tập nhất là tự học bài ở nhà và học buổi tối .
- Cố gắng sắp xếp về csvc để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức tốt việc phụ đạo và bồi dưỡng cho học sinh: phát huy vai trò ôn tập và rèn luyện ở buổi thứ 2; tăng cường phục đạo, bồi dưỡng học sinh ở cả 3 buổi.
- Thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp, hiệu quả; chú trọng đến dạy học theo phân loại đối tượng học sinh chuyên theo hình thức
- Thực hiện giảng dạy cuốn chiếu các môn chuyên đảm bảo theo PPCT; dành thời gian còn lại để cho giảng dạy và học tập các môn văn hóa, ôn tập các môn văn hóa; thống nhất với giáo viên, động viên cán bộ giáo viên tăng cường lên lớp buổi tối để cùng học sinh học bài và quản lí học sinh.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa 'Nhà trường - Gia đình - Xã hội" trong công tác giáo dục học sinh.
IV. Quản lý sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất – Thiết bị - Thư viện
1. Nhiệm vụ:
- Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các trang thiết bị trong nhà trường.
- Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong việc dạy – học.
- Hệ thống thiết bị, thư viện, các phòng học bộ môn đảm bảo cho giáo viên và học sinh sử dụng trong công tác dạy - học.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức trong việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất – Thiết bị - Thư viện, phòng học bộ môn.
- 100% học sinh có ý thức trong việc bảo quản tài sản chung.
- 95% số lượng SGK được bảo quản và tái sử dụng tốt
- 100% các thiết bị, đồ dùng dạy học được bảo quản, sử dụng đúng mục đích
- Không để sảy ra cháy nổ, chập điện đối với hệ thống thư viện thiết bị
3. Các giải pháp
- Phân công 01 đ/c trong BGH phụ trách về cơ sở vật chất của nhà trường, thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra phòng thiết bị - thư viện, phòng học bộ môn, các lớp học và các phòng khác...
- Bố trí 01 phòng rộng nhất bên khu trường mới, ngăn đôi để làm thư viện, thiết bị. Phòng thư viện bố trí kê hệ thống bàn đọc, mượn
- Giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên đặc biệt là nhân viên thiết bị - thư viện.
- Khai thác phòng học chức năng một cách triệt để đảm bảo nâng cao chất lượng thực hành.
- Thường xuyên quét dọn, lau chùi phòng TB-TV, đồ dùng thiết bị thư viện 2 lần/tháng; sắp xếp khoa học, " dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy".
- Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục. BGH thường xuyên kiểm tra việc mượn và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn của CBGV hàng tháng.
- Khai thác, quản lí,  sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn: bố trí sắp xếp vị trí chồ ngồi cho học sinh khoa học dễ quản lí, niêm yết nội quy phòng học bộ môn trong từng phòng.
- Tiến hành kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị - thư viện định kỳ và đột suất        Nắm bắt tình hình thực tế ; uốn nắn, điều chỉnh kịp thời; Có kế hoạch tu sửa, bổ sung...
V. Công tác quản lý, nuôi và chăm sóc học sinh nội trú.
1. Công tác quản lí học sinh.
1.1. Nhiệm vụ.
- Thu hút học sinh ra lớp, làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh.
- Đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về nơi ăn ở và học tập của học sinh.
- Tạo ngôi nhà bán trú chung cho học sinh yên tâm ăn ở và học tập; Thực hiện tốt việc nấu ăn bán trú cho học sinh; nấu ăn đảm bảo VSATTP. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- GD học sinh đạt được các kĩ năng: tự chăm sóc bản thân, tự học, các kĩ năng xã hội cơ bản; kĩ năng trồng trọt, chăn nuôi; kĩ năng tự thể hiện khả năng của bản thân...
1.2. Chỉ tiêu cụ thể.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác quản sinh thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ được giao.
- 100% học sinh ở nội trú chấp hành nghiêm túc nội quy khu khu nội trú, được quan tâm, chăm lo thường xuyên và được hưởng mọi chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
- 100% học sinh được giáo dục các kĩ năng sống, tham gia lao động, tăng gia sản xuất.
- Thực hiện không để xảy ra mất ATVSTP trog nấu ăn bán trú
1.3. Các giải pháp.
- Thực hiện hoạt động theo quy chế hoạt động của trường PTDTBT.
- Triển khai cho học sinh học tập nghiêm túc nội quy trường lớp, nội quy trường lớp ngay từ đầu năm học, khu nội trú được dán công khai.
- Nhanh chóng ổn định tổ chức lớp học và mọi nền nếp của học sinh.
- Thực hiện cho học sinh đăng kí vào ở nội trú và phải cam kết với nhà trường về việc tuân thủ các quy định, nội quy nội trú.
- Tổ chức tốt công tác quản sinh, đặc biệt vào mùa mưa bão, hanh khô, Tết Mông...
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh, thực hiện tốt phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách cho học sinh.
- Thực hiện nấu ăn bán trú đảm bảo VSATTP; thường xuyên kiểm tra việc xuất nhập, vệ sinh ATTP; phát huy vai trò giám sát của ban thanh tra nhân dân
- Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất khu nội trú đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của học sinh.
- Nắm bắt cụ thể nhu cầu ở nội trú của học sinh, bố trí phòng ở phù hợp nhất trong điều kiện thực tế của nhà trường. Phân thành 2 khu ở nam nữ, tách biệt phòng tránh các hiện tượng tình cảm giữa nam nữ xảy ra.
- Kiện toàn Ban quản sinh ngay từ đầu năm học, phân công công tác cụ thể cho từng thành viên. Giao nhiệm vụ cho từng thành viên quản lí sĩ số; việc thực hiện nề nếp ăn ở theo từng phòng chặt chẽ ở cả 03 buổi/ngày/tuần. BQL theo dõi, quản lí chặt chẽ việc thực hiện trực của giáo viên và học sinh ở cả 3 buổi, thường xuyên kiểm tra việc vệ sinh, ăn ở, tham gia học tập của học sinh. Kiểm tra chặt chẽ sĩ số học sinh ngủ trưa, tham gia học buổi tối, ngủ tối nắm bắt kịp thời những hiện tượng trốn học đi chơi, nghỉ học và các hiện tượng bất thường khác.
- Thành lập tổ tư vấn học đường, thường xuyên giúp đỡ học sinh trong việc sinh hoạt, học tập hàng ngày nhất là đối với học sinh nhỏ và học sinh nữ; giúp đỡ các em học sinh về các biến đổi tâm sinh lý, kĩ năng sống, tổ tư vấn hoạt động hàng tuần. Thường xuyên giáo dục học sinh các kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy, bạo lực học đường, tự tử bằng lá ngón, nạ tảo hôn, tình yêu và giới tính, phòng tránh điện giật…
- Tạo dựng khí thế thi đua sôi nổi trong nhà trường, khí thế thi đua giữa các tập thể lớp, giữa các học sinh trong việc thực hiện ăn ở vệ sinh, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động TDTT, VHVN; tham gia lao động, tăng gia sản xuất
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong công tác giáo dục, quản lí học sinh.
- Thực hiện thường xuyên sửa chữa các hệ thống csvc của khu nội trú: chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chập điện, hở điện; phòng bão gió, lũ lụt, thiên tai…
- Có chế tài xử lí chặt chẽ việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường, nội trú; có những biểu hiện đạo đức đi xuống.
- Tăng cường tăng gia sản xuất cung cấp thêm chất lượng các bữa ăn cho học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt nội trú thường xuyên, đánh giá nhận xét từng mặt, rút kinh nghiệm theo tuần.
- Quan tâm sát sao tới tình hình khu nội trú, nắm bắt và xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy ra.
- Phát huy nội lực, tận dụng mọi nguồn lực giúp đỡ bên ngoài nhà trường để xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất khu nội trú cho học sinh. Thực hiện tăng cường các điều kiện csvc cho các phòng nội trú, nhà ăn để đảm bảo sinh hoạt cho học sinh.
2. Công tác nấu ăn bán trú.
2.1. Nhiệm vụ.
- Tổ chức tốt việc nấu ăn cho học sinh đảm bảo đúng chế độ quy định, an toàn vệ sinh thực phẩm
2.2. Chỉ tiêu cụ thể.
- 100% Học sinh tham gia ăn bán trú
- Đảm bảo 100% thực phẩm an toàn vệ sinh.
2.3. Các giải pháp.
- Chuẩn bị đủ mọi điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nấu ăn bán trú ngay từ đầu năm học: nhà ăn, bếp ăn, dụng cụ nấu ăn, bát, thìa, nồi cơm điện, nồi nấu phở; lương thực thực phẩm…
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh lấy ý kiến về công tác nấu ăn bán trú: định mức ăn của học sinh, thực phẩm ăn hàng ngày, thực đơn ăn từng bữa, công khai các vấn đề nêu trên để phụ huynh nắm bắt…
- Thành lập ban giám sát công tác nấu ăn bán trú: thành phần đại điện lãnh đạo UBND xã, y tế xã, hội trưởng hội phụ huynh các lớp, công đoàn nhà trường, ban thanh tra nhân dân
- Thực hiện triển khai nấu ăn cho học sinh theo những vấn đề đã thống nhất với phụ huynh. Đảm bảo thực hiện nấu ăn đúng chế độ, đúng khẩu phần, đúng định mức và đúng thực đơn đã nên sẵn.
- Thực hiện nhập lương thực thực phẩm theo quy định của cục an toàn thực phẩm: rõ nguồn gốc, xuất sứ, đảm bảo vệ sinh. Khuyến khích CBGV-NV và học sinh tăng gia sản xuất xuất nhập cho nhà trường để nấu ăn cho học sinh
- Hàng ngày thực hiện công khai thực đơn, giá cả, khẩu phần trên bảng tin; thực hiện công khai tài chính nấu ăn cho phụ huynh 1 lần/ tháng.
- Chuẩn bị các điều kiện đảm bảo thực hiện đúng quy định của bếp ăn tập thể: như có chứng chỉ tập huấn, giấy khám sức khỏe đối với Hiệu trưởng, nhân viên nấu ăn; các trang bị cá nhân cho người nấu: như quần áo, mũ, găng tay…Nhà trường có giấy chứng nhận bếp ăn ăn toàn thực phẩm, định kì xin cấp lại 3 năm lần.
3. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:
3.1. Nhiệm vụ:
- Đảm bảo không để xảy ra mất VSATTP trong trường học
3.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% thực phẩm mua về có đủ xuất sứ, nguồn ngốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có đủ giấy tờ chứng minh
- 100% nhân viên được tập huấn về VSATTP
- 100% nhân viên có đủ sức khỏe, các tư trang cá nhân phục vụ nấu ăn theo quy định
- 100% Các bữa ăn được lưu mẫu đúng quy định
- Kiểm tra được 40% các buổi nhập, xuất thực phẩm; việc tổ chức chế biến trước và sau ăn
3.3. Giải pháp:
- Thực hiện tham mưu cho UBND xã về chủ trương thực hiện tiến trình nấu ăn cho học sinh bán trú; về định mức ăn, thực đơn. Từ đó họp phụ huynh xin ý kiến về hình thức nấu ăn, về định mức ăn, công khai giá cả thực phẩm và thống nhất tổ chức thực hiện
- Thành lập ban quản trị đời sống:lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nấu ăn bán trú theo đúng hướng dẫn của Phòng GD. Giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên
- Tìm hiểu rõ các loại thực phẩm cần mua cho học sinh; lựa chọn nhà cung cấp và hợp đồng mua thực phẩ; yêu cầu người cung cấp phải cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc, xuất sứ ATTP
- Chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân; ban quản trị đời sống thường xuyên kiểm tra việc xuất, nhập, chế biến, lưu mẫu thức ăn của thủ kho, nhà bếp và nhân viên y tế; kiểm tra thực tế bữa ăn của học sinh hàng ngày.
- Tổ chức cho các nhân viên nấu ăn tham gia vào các lớp bồi dưỡng nấu ăn, lớp học kiến thức về VSATTP; yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng về VSATTP khi nấu ăn.
- Yêu cầu nhân viên tự trang bị đầy đủ các vật dụng, tư trang cá nhân khi nấu ăn theo yêu cầu: trang phục, găng tay, mũ, thẻ…
- Thường xuyên chỉ đạo đội ngũ nấu ăn và học sinh vệ sinh khu vực bếp nấu, nhà ăn, dụng cụ nấu ăn; xung quanh khu vực chế biến thực phẩm…
- Tổ chức cho học sinh tự chia khẩu phần; dọn vệ sinh, rửa bát sau khi ăn đảm bảo vệ sinh theo từng lớp ở từng buổi, từ đó giáo dục các kĩ năng sinh hoạt tập thể cho học sinh
- Giáo dục học sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
- Bố trí các khu bảo quản, lưu mẫu thức ăn, nhà ăn, khu chế biến, nấu ăn phù hợp với điều kiện nhà trường
VI. Hoạt động lao động, hướng nghiệp, giáo dục kỹ thuật tổng hợp
1. Nhiệm vụ:
- Học sinh biết được những kỹ năng, kỹ thuật lao động cơ bản trong cuộc sống.
- Tổ chức có hiệu quả công tác lao động, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh những kỹ thuật lao động tối thiểu.
- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế của địa phương, năng lực của học sinh, giúp học sinh cách nhìn đúng hơn về hướng phát triển trong tương lai, từ đó học sinh có những định hướng đúng về nghề nghiệp. Thực hiện phân luồng sau tốt nghiệp THCS góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực trong công tác lao động của nhà trường.
- 100% học sinh được hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản trong lao động phổ thông.
- 100% học sinh lớp 9 được giáo dục định hướng nghề nghiệp trong nhà trường.
3. Các giải pháp:
- Phân công 01 giáo viên kiêm nghiệm phụ trách công tác lao động trong nhà trường.
- Lên kế hoạch lao động cụ thể trong từng tuần, phù hợp trong điều kiện thực tế của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hình thức hướng nghiệp tư vấn nghề nghiệp từ năm lớp 9, thực hiện tích hợp HĐGDHN vào các bộ môn công nghệ và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Các lớp chủ nhiệm tổ chức hoạt động lao động trong nhà trường, phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, hàng tháng.
- Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức học sinh lao động và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Phối kết hợp tốt giữa 3 môi trường giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội”.
VII. Hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội.
1. Nhiệm vụ:
- Học sinh hiểu những kỹ năng cơ bản trong các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt đông xã hội: nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa…
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, nâng cao vị thế người thầy trong xã hội và góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập trong đời sống xã hội.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường: chào mừng 20/11, 22/12, 26/3…; tìm hiểu văn hóa dân gian của người Mông, của dân tộc…
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hội thi, hội diễn; hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
- Tạo điều kiện để học sinh được tham gia các công tác xã hội, giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hóa, đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước…
- Rèn nền nếp, ý thức, tác phong cho học sinh khi tham gia các hoạt động tập
- Triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các phong trào hoạt động do ngành và các tổ chức chính trị, xã hội phát động.
- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể trong năm học và được chi tiết hóa trong từng giai đoạn, theo từng chủ đề, chủ điểm.
- Đa dạng hóa các nội dung và hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động VH-VN, TDTT, các hoạt động giáo dục KNS, hoạt động trải nghiệm sáng tạo….
- Khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội; có khen, có chê, có rút kinh nghiệm…
VIII. Xã hội hóa công tác giáo dục
1. Nhiệm vụ:
- Đảng ủy - Chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn hiểu được: "Giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân".
- Tăng cường sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của cộng đồng, của nhân dân, của các nguồn lực bên ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, vận động, duy trì sĩ số học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và sự gắn kết chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 96% trở lên.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
- Thành lập được HKH của trường
- Huy động được 25.000.000 đồng quỹ thi đua khen thưởng cho chi hội HKH của trường để khen thưởng học sinh và giáo viên có thành tích
3. Các giải pháp:
- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể trong công tác xã hội hóa giáo dục tham mưu đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND – UBND xã và triển khai thực hiện. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
- Chủ động, tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo, cho Đảng ủy – chính quyền địa phương về công tác giáo dục của nhà trường và công tác giáo dục trên địa bàn.
- Tạo dựng niềm tin, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong cộng đồng xã hội.
- Huy động sự đóng góp của nhân dân và xã hội, các tổ chức từ thiện trong việc tu sửa, làm mới csvc, nâng cao chất lượng đời sống của các cháu học sinh.
- Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã: Tổ chức thành lập các HKH tại các điểm bản, phát huy vai trò của các chủ tịch HKH tại các bản trong việc xây dựng các gai đình văn hóa, gia đình, dòng họ hiếu học. Tạo các nguồn kinh phí hoạt động cho hội từ đóng góp của các gia đình dân bản, hộ kinh doanh, doanh nghiệp...Hàng năm tổ chức công tác khen thưởng cho cán bộ giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, khen thưởng những gia đình có nhiều con cái, cháu chắt đi học
- Tổ chức hội nghị chuyên đề về giáo dục hàng năm đưa ra các nghị quyết thực hiện, những biện pháp, giải pháp cho giáo dục; kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ các bản trong việc tham gia và thực hiện tốt công tác giáo dục trên địa bàn.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về tầm quan trọng của công tác giáo dục và vai trò to lớn của toàn xã hội đối với việc phát triển giáo dục – đào tạo.
- Tham mưu cho UBND xã ra quyết định thành lập ban Chỉ đạo phổ cập, ban Vận động học sinh…Có kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho từng thành viên.
- Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia đóng góp công sức, tiền của, vật chất của nhân dân, cộng đồng xã hội trong việc khắc phục những khó khăn về csvc đảm bảo đời sống, học tập của giáo viên và học sinh.
- Tổ chức họp và thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và của nhà trường, làm tốt công tác thông tin hai chiều.
IX. Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
1. Tổ chức Đảng
1.1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Đảng trong nhà trường, phát huy được vai trò lãnh đạo nhà trường của tổ chức Đảng.
- Tăng cường được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và công tác phát triển Đảng viên.
1.2. Chỉ tiêu cụ thể
- Chi bộ Đảng đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.
- 100% các kế hoạch chỉ đạo và nghị quyết của nhà trường đều được Chi bộ thông qua.
- Tham gia bồi dưỡng đối tượng Đảng: 01– 02 đ/c trở lên.
- Có 2 đảng viên HTXS nhiệm vụ, 10 đảng viên HTTNV
1.3. Các giải pháp:
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đảng trong công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường.
- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị trong đảng và nhà trường
- Làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và thấm nhuần mục tiêu lý tưởng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp
- Thực hiện nghiêm túc công tác phê bình và tự phê bình của đảng viên, đặc biệt là đứng đầu chi bộ, nhà trường.
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Đảng trong nhà trường, trên nguyên tắc lãnh đạo bằng việc phát huy chế độ thủ trưởng theo quy định của nhà nước và trực tiếp là Điều lệ trường phổ thông.
- Phát huy vai trò đi đầu, tích cực của mỗi đảng viên trong mọi hoạt động. Phát động phong trào thi đua của mỗi đảng viên trong chi bộ.
- Sinh hoạt và đóng Đảng phí đúng quy định
- Tăng cường sự giám sát, chỉ đạo của Đảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, cá nhân.
- Tổ chức tốt công tác chuẩn bị nhân sự và các điều kiện cho đại hội chi bộ; thống nhất cao trong chi bộ nhà trường về nhân sự để đại hội được tổ chức thành công đúng kế hoạch, chủ trương chỉ đạo của Đảng bộ xã.
2. Tổ chức Công đoàn cơ sở
2.1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường, phát huy được vai trò quản lý nhà trường của tổ chức Công đoàn.
- Xây dựng được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức.
- Phấn đấu để đạt được các danh hiệu thi đua trong năm.
2.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Công đoàn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- 100% chế độ chính sách của cán bộ giáo viên, nhân viên được đảm bảo.
- 100% các kế hoạch hoạt động của nhà trường được tổ chức Công đoàn tham gia ý kiến đóng góp xây dựng và ngược lại.
- 100%  gia đình nhà giáo đạt gia đình văn hóa.
- Tập thể trường đạt trường văn hóa cấp huyện.
2.3. Các giải pháp:
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường, trên nguyên tắc phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau.
- Triển khai học tập nghiêm túc Luật lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật thi đua – khen thưởng...
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm.
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Công đoàn trong công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường.
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ viên chức.
- Tổ chức cho đoàn viên tham gia quản lý trường học, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành.
- Tổ chức tốt công tác thi đua khối cán bộ viên chức. Thường trực thi đua.
- Tham gia xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, phẩm chất nhà giáo, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Đẩy mạnh các hoạt động thi đua: trường học thân thiện, học sinh tích cực; thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo, xây dựng các gia đình nhà giáo văn hóa...
- Ra quy chế thi đua khen thưởng chi tiết cụ thể mang tính thúc đẩy, công bằng khách quan. Thông qua HNCNVC thống nhất và tổ chức thực hiện.
- Đưa ra những tiêu chí thi đua cụ thể, chi tiết để CBGV-CNV nắm bắt thi đua đồng thời thuận lợi cho qúa trình xét thi đua khen thưởng.
- Phát huy vai trò đi đầu, tích cực của mỗi đoàn viên công đoàn trong công tác.
- Phát triển phong trào tăng gia sản xuất trong cán bộ giáo viên, của nhà trường
- Thường xuyên thăm hỏi động viên những cán bộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ hoặc bản thân ốm đau, có chuyện vui buồn.
- Tổ chức cho anh chị em thăm quan học hỏi, vui chơi ngoài giờ lao động.
3. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
3.1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Tăng cường được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Chi đoàn trường đạt Chi đoàn vững mạnh.
- 100% các kế hoạch hoạt động của Chi đoàn trường đều được định hướng chỉ đạo sát sao theo đúng các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể.
- 100% các kế hoạch chỉ đạo của nhà trường Đoàn thanh niên đều được tham gia ý kiến đóng góp xây dựng.
- Thực hiện kết nạp được 50% học sinh vào Đoàn
- Đoàn viên giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy
- Tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện đạt được giải trong các môn: Đẩy gậy, bắn nỏ, Erobic, cờ vua; có học sinh tham gia thi cấp tỉnh.
3.3. Các giải pháp:
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức khác trong nhà trường trên cơ sở phối hợp, cộng tác, xây dựng, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Phối hợp xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Tổ chức vận động, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh; phát huy vai trò xung kích của các đoàn viên.
- Tổ chức tốt phong trào thi đua khối học sinh; thực hiện thường bồi dưỡng, giáo dục đoàn viên, xem xét tổ chức kết nạp mở rộng lwcuj lượng Đoàn viên
- Phối hợp triển khai, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành. Xây dựng cơ sở đoàn vững mạnh.
- Thực hiện tốt việc tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm và trong từng đợt thi đua.
- Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên giáo viên vào phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” và các hoạt động của trường học.
- Đưa ra quy chế hoạt động của Đoàn: cụ thể, chi tiết thiết thực, thúc đẩy các hoạt động phòng trào VH-VN của thầy cô và học sinh.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cho CBGv, học sinh chào mừng Đảng, khai xuân, 26/3, 20/11 ngày Tết truyền thống của dân tộc và của người Mông nhằm tạo sân chơi cho thầy và trò và thu hút học sinh đến trường trong các thời điểm nóng.
4. Đội thiếu niên TP Hồ Chí Minh.
4.1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng cho học sinh được nề nếp học tập: tự giác, tích cực, chủ động
- Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh theo chủ đề, chủ điểm: Thiếu nhi Việt Nam thi đua lằm theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Đẩy mạnh các hoạt động bề nổi: ca múa hát tập thể, văn hóa văn nghệ, các sân chơi tri thức cho học sinh.
4.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các kế hoạch hoạt động của Đội được Đoàn trường định hướng chỉ đạo sát sao theo đúng các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể.
- Đội đạt Hội đồng đội vững mạnh
4.3. Các giải pháp:
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Phối hợp xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Tuyên truyền phổ biến luật trẻ em, các văn bản liên quan đến trẻ em
- Giáo dục lí tưởng, truyền thống cho đội viên
- Trong năm xây dựng được cho học sinh toàn trường một bài đồng diễn tập thể
- Xây dựng nề  nếp học tập nghiêm túc cho học sinh ở cả 3 buổi học; thực hiện nề nếp ăn ở sinh hoạt, học tập của trường bán trú
- Tổ chức tốt phong trào thi đua khối học sinh.
- Thực hiện tốt việc tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
- Tiếp tục thực hiện chương trình thắp sáng ước mơ Điện Biên gắn với hoạt động định hướng nghề cho học sinh THCS
- Thực hiện ngiêm túc lễ chào cờ hàng tuần theo chủ đề, chủ điểm
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm và trong từng đợt thi đua; theo chủ đề, chủ điểm.
- Kiện toàn Hội đồng Đội của trường ngay từ đầu năm học; tập huấn cho các liên Đội thực hiện các nhiệm vụ, kĩ năng của Đội
- Xây dựng đội cờ Đỏ thực hiện giám sát, chấm thi đua nề nếp học tập, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp của các chi đội.
- Thực hiện tuyên truyền có hiệu quả các nghị quyết của Hội đồng Đội các cấp
- Tăng cường giáo dục học sinh về ý thức đạo đức thiếu nhi, giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới của đất nước.
- Thực hiện các chương trình kế hoạch nhỏ, các chương trình từ thiện, các buổi nêu gương người tốt việc tốt
5. Hội đồng trường.
5.1. Nhiệm vụ:
- Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch và phương hướng phát triển của nhà trường;
- Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;
- Giám sát việc thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường.
5.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các kế hoạch nhiệm vụ năm học của Hiêu trưởng; các mục tiêu của năm học; sửa đổi quy chế hoạt động của cơ quan, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khen thưởng được hội đồng quyết nghị
5.3. Các giải pháp:
- Thực hiện họp đủ theo quy định để quyết nghị các nội dung kế hoạch nhiệm vụ năm học của Hiêu trưởng; các mục tiêu của năm học; sửa đổi quy chế hoạt động của cơ quan, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế khen thưởng
- Thực hiện tốt việc giám sát các hoạt động của nhà trường; việc thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường
- Các thành viên hội đồng đoàn kết, thống nhất về quan điểm, tư tưởng, và hành động trong việc tổ chức quyết nghị, giám sát các hoạt động của hiệu trưởng, của nhà trường
- Đề xuất thay thế các thành viên khi có thành viên điều chuyển công tác
6. Hội đồng thi đua khen thưởng, kỉ luật.
6.1. Nhiệm vụ:
- Tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường
6.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Phát động và tổ chức đầy đủ các phong trào thi đua của trường, ngành
6.3. Các giải pháp:
- Thực hiện xây dựng quy chế thi đua khen thưởng phù hợp với nhà trường; tổ chức lấy kiến xây dựng của CBGV-CNV và tổ chức thực hiện
- Phát động các phong trào thi đua ngay từ đầu năm học nhất là các phong trào: Thi đua Dạy tốt – Học tốt; Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách HCM; xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực; Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo…
- Thực hiện theo dõi, giám sát việc thi đua của CBGV-CNV và học sinh một cách chặt chẽ để có phương pháp xét thi đua, khen thưởng công bằng khách quan
- Thực hiện xây dựng quỹ thi đua khen thưởng để động viên kịp thời đối với học sinh và cán bộ giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc
- Thực hiện lập bảng theo dõi thi đua chi tiết đối với các hoạt động của mỗi CBGV-CNV, tổ chức xét thi đua vào cuối mỗi tháng; thực hiện tổng hợp thi đua vào cuối kì, cuối năm học, từ đó đề xuất thi đua khen thưởng với các tập thể, cá nhân với các cấp khen thưởng
- Thực hiện gắn thành tích thi đua khen thưởng, kỉ luật đi đôi với việc đề nghị xét nâng lương sớm, xét chuyển công tác
7. Ban đại diện cha mẹ học sinh.
7.1. Nhiệm vụ:
­ - Phối hợp với BĐ DCMHS tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
- Phối hợp với BĐ DCMHS hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;
- Phối hợp với BĐ DCMHS tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;
- Phối hợp với BĐ DCMHS giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;
- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường.
7.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 80% phụ huynh học sinh tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh của trường
- 100% các phụ huynh tham dự họp phụ huynh được có ý kiến về xây dựng trường lớp học và công tác giáo dục học sinh
- 100% PHHS được thường xuyên liên lạc trao đổi về tình hình học tập của con em mình
7.3. Các giải pháp:
- Thực hiện tổ chức họp Ban ĐDCMHS ngay từ đầu năm: bầu ban đại diện hội cha mẹ học sinh của các lớp, của trường; thông qua các kế hoạch hoạt động quản lí học sinh, tổ chức cho học sinh ăn ở bán trú, kế hoạch giáo dục học sinh trong năm học; các khoản đóng góp xây dựng hỗ trợ nhà trường.
- Thực hiện họp Ban đại diện cham mẹ học sinh của trường thống nhất chương trình hành động trong năm học
- Phối hợp với BĐ DCMHS trong việc huy động, vận động học sinh ra lớp
- Kiến nghị với BĐ DCMHS về các vấn đề cần tu sửa, xây dựng và mua sắm csvc trường lớp học, thiết bị đồ dùng, dụng cụ…
- Mỗi năm tổ chức họp 3 lần cho các bậc cha mẹ PHHS được nắm bắt tình hình học tập, ăn ở của con em mình; nắm bắt việc chi tiêu sử dụng các nguồn đóng góp xây dựng của PHHS cho nhà trường.
X. Công tác phổ cập giáo dục.
1. Nhiệm vụ:
- Giữ vững những thành quả đã đạt được trong công tác phổ cập giáo dục THCS và duy trì chuẩn phổ cập trong những năm tiếp theo.
- Nâng cao số lượng, chất lượng giáo dục trong nhà trường
- Nâng cao trình độ dân trí, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Huy động 95% số trẻ TNTH vào học lớp 6
- Học sinh trong độ tuổi 11-14 phải PC học THCS đạt 90%
- Duy trì đạt chuẩn PC GDTHCS mức độ 2:
3. Các giải pháp:
- Duy trì, đẩy mạnh hoạt động của BCĐ phổ cập. Nêu cao trách nhiệm của từng thành viên.
- Tham mưu đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND - UBND xã về công tác phổ cập giáo dục.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về công tác phổ cập giáo dục.
- Hoàn thành chỉ tiêu duy trì đạt chuẩn PCGD THCS năm 2020 đạt mức độ 2.
- Hoàn thiện hồ sơ duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS của xã năm 2019.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2019 và xây dựng thực hiện kế hoạch duy trì chuẩn trong những năm tiếp theo.
- Triển khai điều tra, cập nhật và chốt dữ liệu phổ cập năm 2019.
- Làm tốt công tác điều tra và cập nhật dữ liệu vào phần mềm phổ cập theo quy định
- Giao 01 giáo viên thực hiện nhiệm vụ làm công tác phổ cập của nhà trường.
- Thực hiện huy động và mở các lớp BT từ những đối tượng học sinh bỏ học ngoài nhà trường để tạo nguồn duy trì và nâng cao các tiêu chí chuẩn PC.
- Thường xuyên cập nhật, theo dõi các thông tin của các đối tượng PC để nắm bắt chính xác thông tin và có định hướng thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị trường bạn trên địa bàn tổ chức điều tra, cập nhật đầy đủ thông tin PC theo định kì: cuối tháng 8, đầu tháng 6 hàng năm.
- Nâng cao chất lượng và duy trì tốt sĩ số của các lớp phổ thông, thu hút học sinh ra học phổ thông để giảm dần việc huy động và mở các lớp BT tiến tới xóa các lớp BT.
- thực hiện huy động và giảng dạy tốt các lớp BT, dạy học bám sát đối tượng học sinh.
XI. Hoạt động của TTHTCĐ.
1. Nhiệm vụ:
­ - Tiếp tục phát huy vai trò của TTHTCĐ trong việc tạo dựng nên môi trường học tập sốt đời; ai cũng có cơ hội học tập, “cần gì học nấy”.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 70% số học viên tham gia tích cực các chuyên đề
- Mở được: 21 chuyên đề cho học sinh, nhân dân trong xã
3. Các giải pháp:
- Tham mưu cho UBND huyện thực hiện bổ sung các chức danh giám đốc, phó giám đốc TTHTCĐ của xã do giám đốc xin thôi việc, phó giám đốc chuyển công tác
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách lập kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ cấp xã chi tiết, cụ thể xin phê duyệt của TTHTCĐ cấp huyện để tổ chức thực hiện
- Tham mưu cho UBND xã mở các lớp:
+ Triển khai thực hiện Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
+  Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ ban hành theo Thông tư số 26/2010/TT – BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
+ Tuyên truyền phổ biến về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; triển khai xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng học học tập”, “Cộng đồng học tập” cấp thôn, bản và “Đơn vị học tập”, “Cộng đồng học tập cấp xã”.
+ Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục con em nhân dân địa phương, phòng chống các tệ nạn xã hội.
+ Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, mở các chuyên đề, các lớp bồi dưỡng, tập huấn các chương trình, dự án liên quan đến TTHTCĐ nhằm cung cấp cơ hội học tập cho mọi người dân
- Sử dụng nguồn kinh phí được cấp sử dụng đúng mục đích: chi trả chế độ cho Ban giám đốc, cho các lớp tập huấn, mua sắm phương tiện, đồ dùng cho trung tâm.
- Khen thưởng kịp thời những cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ, người dân điển hình tiên tiến…
XII. Công tác kiểm tra nội bộ:
1. Nhiệm vụ:
- Kiểm tra xem xét, đánh giá mọi mặt hoặc từng vấn đề của nhà trường nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc của các cá nhân, tổ chức trong nhà trường thông qua việc kiểm tra phát hiện kịp thời có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục sửa chữa và tư vấn, thúc đẩy các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ đồng thời giúp tăng cường nền nếp, kỷ cương cơ quan, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Kiểm tra HĐSP của giáo viên: 100% cán bộ, giáo viên
+ Kiểm tra toàn diện: 35%  số lượng CBGV-CNV trở lên.
+ Kiểm tra hoạt động của tất cả các tổ bộ môn
+ Kiểm tra chuyên đề các hoạt động của nhà trường: 100% các hoạt động
- Không để xảy ra khiếu kiện, khiếu nại, đơn thư nặc danh, vượt cấp trong nhà trường
3. Các giải pháp:
- Nhanh chóng kiện toàn ban kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra toàn diện, chuyền đề theo đúng kế hoạch kiểm tra nôi bộ, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra.
- Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ trên tất cả các phương diện.
- Phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh, xử lý kịp thời. tạo sự thúc đẩy trong công việc cho CBGV-CNV.
- Hoàn thiện hồ sơ theo dõi thanh kiểm tra hàng năm của cán bộ giáo viên.
- Rèn tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra và uốn nắn kịp thời những sai phạm. Chú trọng vào công tác tài chính và công tác chuyên môn.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm ra để đem lại hiệu quả.
- Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng.
XIII. Công tác khảo thí, kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
1. Công tác khảo thí, KĐCLGD.
1.1. Nhiệm vụ:
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác khảo thí và kiểm định chất lượng nhà trường
- Tổ chức thành công các kì kiểm tra trong năm học đảm bảo đúng quy định
- Quản lí việc kiểm tra đánh giá chất lượng các môn học, củng cố ngân hàng đề kiểm tra của nhà trường
- Thực hiện tốt quy chế công khai theo thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017
1.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% các đề kiểm tra từ 1 tiết trở lên được rút từ ngân hàng đề kiểm tra của nhà trường
- 100% CBGV thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh nghiêm túc
- Hoàn thành việc thực hiện 3 công khai, và tự đánh giá trường học đảm bảo khách quan và đúng quy định
1.3. Các giải pháp
- Thực hiện nâng cao nhận thức của CBQ-GV trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường
- Thực hiện lập kế hoạch cho công tác khảo thí và kiểm định chất lượng của nhà trường, tổ chức thực hiện nghiêm túc
- Thực hiện tổ chức tốt việc kiểm tra chất lượng học sinh thông qua các bài kiểm tra định kì, cuối kì, cuối năm; thi học sinh giỏi cấp trường, giáo viên giỏi cấp trường…theo đúng hướng dẫn của Phòng GD
-  Thực hiện UDCNTT vào công tác kiểm định chất lượng giáo dục
- Thực hiện thành lập HĐ tự đánh giá tổ chức phân công nhiệm vụ cho các tổ nhóm, các thành viên điều tra, thực hiện rà soát từng tiêu chí đánh giá và thực hiện tổng hợp và tự đánh giá cơ sở nhà trường đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ
2. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.
2.1.Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo giai đoạn và trong từng năm theo các tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia
- Phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia: năm 2025.
2.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia vào các hoạt động xây dựng các tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc gia
- Xây dựng đạt chuẩn các tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lí nhà trường thực hiện đạt trong năm học 2020-2021
+ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện đạt trong năm học 2021-2022
+ Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học thực hiện đạt trong năm học 2021-2022. Thực hiện xây dựng cơ sở vật chất nhà trường từ năm học 2019-2020 và tiếp tục hoàn thiện trong những năm tiếp theo. Cụ thể:
  • Hoàn thành xây dựng đủ nhà lớp học trong năm học 2020-2021
  •  Bố trí và di chuyển 03 phòng chức năng sang trường mới xong trong năm học 2020-2021;
  • Xây dựng thêm và chuyển hệ thống khu nội trú, nhà bếp, nhà ăn xong trong năm 2020
  • Xây dựng cổng trường, tường bao, đổ sân trường vào năm 2021
  • Xây dựng hoàn thiện các công trình phụ trợ khác vào năm 2021 và 2022
  • Xây dựng thêm phòng bọ môn... vào năm 2021
+ Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thực hiện đạt trong năm học 2020-2021
+ Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục thực hiện đạt trong năm học 2021-2022
2.3. Các giải pháp
- Triển khai học tập rộng rãi các tiêu chuẩn công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia theo TT 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018  trong nhà trường đặc biệt là CBGV-NV, phụ huynh học sinh.
- Kế hoạch cần được xây dựng cụ thể trong từng giai đoạn và phải bám sát các tiêu chuẩn quy định. Mỗi năm học xác định phấu đừng tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.
- Cần xây dựng được các tiêu chí: về đội ngũ, chất lượng đội ngũ học sinh, công tác XHH, cơ cấu tổ chức của nhà trường trước. Riêng tiêu chí csvc tham mưu và chờ sự đầu tư để đảm bảo đạt chuẩn vào thời gian ngắn nhất khi csvc được đầu tư.
- Chủ động tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Thu hút sự tham gia của tập thể nhà trường cùng chung tay góp sức để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể cho từng năm và từng giai đoạn.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vân động, công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
XIV. Công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
1. Nhiệm vụ:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
- Tạo dựng được cảnh quan trường học xanh sạch đẹp,an toan phù hợp với điều kiện nhà trường
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Xây dựng được cảnh quan, khuân viên trường học Xanh - Sạch - Đẹp, an toàn phù hợp trong điều kiện thực tế.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức giữ gìn, xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất, tài sản nhà trường đặc biệt là môi trường học đường.
- 100% học sinh (đặc biệt là học sinh ở nội trú) được quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, được hưởng mọi chế độ chính sách theo quy định.
- Phấn đấu xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tích cực.
- 100% học sinh có ý thức chăm sóc cây xanh, cây cảnh, bồn hoa
- 100% học sinh thực hiện vứt rác đúng nơi quy định
- 100% học sinh biết giữ gìn vệ sinh chung
- Trồng hệ thống cây xanh xung quanh trường học với từ 100-150 gốc cây xanh: 50 cây hoa ban, còn lại là sấu và muồng hoàng yến, keo, thông
- Xây dựng hệ bồn hoa cây cảnh trước lớp học và phòng làm việc
- Rào xung quanh trường học
- Bố trí 10 thùng rác xung quynh trường học, đào 2 hố rác quanh trường học; 02 hố rác xung quanh nội trú nam và nữ
- Mỗi lớp xây dựng đươc 01 vườn rau rộng tối thiểu 50m2
3. Các giải pháp:
- Tổ chức tốt công tác xây dựng cảnh quan, khuân viên trường học, bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hai mục tiêu, năm yêu cầu và năm nội dung của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Quan tâm, chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhất là học sinh ở nội trú.
- Làm tốt công tác quy hoạch khuân viên nhà trường.
- Phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực để xây dựng và phát triển nhà trường.
- Nắm bắt cụ thể, chính xác tinh thần của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện và triển khai sâu rộng trong, ngoài nhà trường.
- Thực hiện xây dựng hệ thống bồn hoa cây cảnh. cây bóng mát. Giao cho từng tổ khối giáo viên và các lớp, giao cho 01 BGH phối hợp với Công đoàn tổ chức thực hiện. Phát triển các bồn hoa nhà trường, trồng thêm các cây xanh, bóng mát vào hệ thống sau các lớp học và nhà ăn học sinh:
+ Trong năm học thực hiện trồng được 150 cây xanh các loại, trong đó trồng được 50 cây hoa ban theo đúng chỉ đạo, chủ trương của huyện ủy. Giao mỗi lớp thực hiện tự rào, chăm sóc đảm bảo 10 cây lên xanh tốt.
+ Thực hiện xây dựng được 02 bồn hoa; mua sắm được hệ thống các cây cảnh, chậu hoa trang trí
- Tổ chức tạo hệ thống các thùng rác có ở tất cả các lớp và phòng làm việc, ở sân trường và sân nội trú. Thực hiện giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xung quanh không gian sống, không gian trường học; biết phân loại rác thải để xử lí cho phù hợp.
- Tăng cường việc giáo dục kĩ ý thức chăm sóc bồn hoa cây cảnh, ý thức giữ gìn cây xanh tạo dựng môi trường học đường thân thiện
- Quy hoạch việc xây dựng trường cụ thể, bố trí những khu đất trồng cây xanh, vườn cây nhà trường
- Giao nhiệm vu cụ thể cho các lớp trong việc chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh( mỗi lớp 10 gốc cây xanh); giao nhiệm vụ cho 01 nhân viên chuyên chăm sóc, tới tắm, bón phân, cắt tỉa, trồng mới hàng tuần
- Giao mỗi lớp thực hiện tròng được 01 vườn rau theo quy định
- Thường xuyên bổ sung những chậu hoa cây cảnh, trồng mới cây xanh xung quanh trường lớp học
- Tạo dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; vứt rác đúng nơi quy định. Hàng tuần cho học sinh phân loại rác thải xử lí đảm bảo vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện nhà trường( rác thải nhựa rắn được phân loại riêng để bán cho đồng nát tái chế).
- Phân công các lớp trực tuần trực vệ sinh theo khu
- Thường xuyên kiểm tra việc vệ sinh các khu vực của nhà trường của các lớp trực tuần, điều chỉnh kịp thời việc giữ vệ sinh chung nhất là khu vực nhà nội trú, nhà vệ sinh trường học
- GD học sinh ý thức vệ sinh cá nhân, trường lớp, sạch sẽ: vào mỗi buổi sáng, dọn vệ sinh trường lớp, phòng ở hàng ngày. Phát động 1 lần/tháng học sinh các phòng nội trú tổng vệ sinh toàn phòng.
- Xây dựng quy chế khen, chê phù hợp.
XV. Công tác thống kê báo cáo và công nghệ thông tin:
1. Nhiệm vụ:
- Thực hiện kịp thời, chính xác các loại thống kê, báo cáo
- Áp dụng triệt để và đẩy mạnh CNTT trong thực hiện báo cáo, thống kê, công khai các hoạt động của nhà trường
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% giáo viên, nhân viên thường xuyên thống kê, báo chính xác, đúng, đảm bảo thời gian theo yêu cầu của BGH.
- 100% các đồng chí trong BGH nhà trường thống kê, báo cáo kịp thời, chính xác các loại báo cáo theo yêu cầu của các cấp quản lí
- 100% CBQL, GV, NV áp dụng được CTTT trong thực hiện nhiệm vụ báo cáo thống kê
- Đảm bảo thực hiện đủ 36 bài viết trên trang Wed/năm vầ 4 bài/tuần
- 100% giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối” thường xuyên
3. Giải pháp:
- Đẩy mạnh, áp dụng triệt để CNTT vào trong việc thống kê, báo cáo; duy trì tốt hệ thống mạng Viettel ổn định đáp ứng nhu cầu sử dụng phục vụ hoạt đông của nhà trường.
­- Tổ chức tập huấn rộng rãi các nghiệp vụ báo cảo; sử dụng CNTT cho cán bộ giáo viên, nhân viên để áp dụng vào trong thống kê, báo cáo
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ phụ trách CNTT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: trang wed (đ/c Giàng Thị Dúa; phần mềm QLHT ( đ/c Lò Văn Thiện); Phần mềm Pemis( đ/c Lò Văn Lâm); Phần mềm CSDLQG ( Quàng Thị Phưởng); Phần mềm nấu ăn bán trú ( đ/c Đặng Văn Sông); phần mềm Phổ cập ( Đ/c Kiều Việt Hưng + Lê Như Quỳnh)…
- Khai thác và sử dụng hợp lí trang wed của trường làm cổng thông tin chính thức của nhà trường
- BGH nhà trường luôn chủ động nắm rõ từng số liệu liên quan đến nhà trường
- Đưa ra các hình thức khen thưởng, xử lí khi vi phạm trong thống kê báo cáo đối với tất cả CBGV-CNV trong nhà trường
- Thường xuyên nắm bắt các thông tin, văn bản yêu cầu báo cáo của các cấp trên hồ sơ công việc của ngành.
- Chỉ đạo CBGV-CNV, các phó hiệu trưởng báo cáo kịp thời các số liệu liên quan.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; việc vận dụng các phần mềm hỗ trợ soạn giảng.
XVI. Công tác tài sản, tài chính:
1. Nhiệm vụ:
- Thực hiện đảm bảo chi đúng, cho đủ ngân sách được cấp
- Quản lí chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, triệt để các tài sản của nhà trường
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh được chi trả đầy đủ các chế độ chính sách
- 100% tài sản, thiết bị, đồ dùng của nhà trường được sử dụng đúng mục đích, bảo quản thường xuyên, kiểm tra định kì.
3. Giải pháp:
- Thực hiện lập kế hoạch, nhu cầu ngân sách hàng năm đúng theo biên chế được giao đảm bảo thu đủ chi
- Thực hiện lập quy chế chi tiêu nội bộ chi theo đúng định mức, quy định và các quy định tài chính; quy chế sử dụng và bảo vệ tài sản công
- Thực hành tiết kiệm chi, chi trả đúng, đầy đủ, kịp thời lương các khoản phụ cấp của CBGV-CNV, các chế độ chính của học sinh
- Việc mua sắm và quản lí tài chính, tài sản phải được thực hiện theo hướng dẫn, quy định
- Thực hiện kiểm tra, kiểm kê tài sản hàng năm 03 lần; cuối tháng 12, cuối tháng 5 và đầu tháng 8 để thực hiện kiểm soát được việc sử dụng, bảo vệ tài sản đồng thời để báo cáo kịp thời với Phòng GD để thanh lí, mua sắm mới, sửa chữa những tài sản đã hết thời gian sử dụng, hỏng hóc, không sử dụng được…
- Hoàn thiện đầy đủ các chứng từ thu chi theo định; thực hiện lưu trữ đầy đủ các chứng từ trên
- Hoàn thiện các loại báo cáo tài chính, tài sản lưu trữ và báo cáo đối với Phòng GD, các đoàn thanh kiểm tra.
XVII. Công tác quản lí sử dụng và phát triển đội ngũ:
1. Nhiệm vụ:
- Thực hiện xây dựng được đội ngũ đồng bộ, đảm bảo trình độ và chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo theo chuẩn chức danh ngề nghiệp và chuẩn giáo viên phổ thông
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% CBGV-CNV được tham gia vào các lớp nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ
- 100% giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn theo quy định; 60% đạt trình độ trên chuẩn
- 100% CBQL có trình độ ĐH và TCLLCT, QLNN
3. Giải pháp:
- Thực hiện tham mưu cho Phòng GD&ĐT bổ sung những giáo viên thiếu theo bộ môn đáp ứng tối thiểu nhu cầu giảng dạy của nhà trường.
- Thực hiện tốt công tác BDTX, đổi mới đánh giá CBQL, CBGV theo chuẩn giáo viên và chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
- Nâng cao chất lượng của các hội thi GV dạy giỏi, GVCN giỏi
- Tiếp tục BD GV năng lực nghiên cứu khoa học KT và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học KT.      
- Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo nhất là chính sách đối với nhà giáo đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - Xã hội đặc biện khó khăn.
- Đảm bảo các chế độ thi dua khen thưởng, kỉ luật kịp thời với cán bộ viên chức.
- Đảm bảo các tổ chuyên môn đều có phòng làm việc, có hệ thống bàn ghế, máy tính, wifi, máy in,…
- Phát triển viêc sinh hoạt chuyên môn trên “ Trường học kết nối”
- Tăng cường thanh kiểm tra nội bộ nhằm phòng ngừa, điều chỉnh những sai sót, lệch lạc; biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
- Tạo điều kiện cho CBGV hoàn thiện các chứng chỉ nâng cao chức dức nghề nghiệp
XVIII. Công tác tuyển sinh, hoạt động trong hè:
1. Nhiệm vụ:
- Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp.
- Tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và các tiêu chí đạt chuẩn PCGD.THCS.
- Học sinh có kỳ nghỉ hè an toàn, vui vè, lành mạnh và bổ ích.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp (90% trở lên).
- Phấn đấu tỷ lệ tuyển sinh đầu cấp đạt 95% trở lên.
- Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh trong năm đạt 96% trở lên, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học sau hè xuống 3 %.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh và các hoạt động trong hè.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp và việc duy trì sĩ số học sinh. Tổ chức tuyển sinh sớm (từ cuối tháng 6 hàng năm), bám sát dữ liệu tuyển sinh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh của nhà trường cụ thể, chi tiết tới từng điểm bản. Triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động trong hè: bồi dưỡng, tập huấn, học tập…
- Tham mưu cho Phòng GD ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.
- Tham mưu cho UBND xã ra các ăn bản chỉ đạo các bản, trưởng bản, bí thư chi bộ các thôn thực hiện tuyên truyền và vận động học sinh từng bản ra lớp.
- BGH, GV đi từng bản thực hiện tuyên truyền vận động.
- Thực hiện tốt mối quan hệ với trưởng bản, bí thư chi bộ, già làng để phối hợp thực hiện.
- Phát huy vai trò của Ban vận động học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong cộng đồng. Tham mưu cho Đảng uỷ - Chính quyền địa phương, kết hợp làm tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, công tác vận động, huy động và duy trì sĩ số học sinh, các hoạt động trong hè.
- Thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh cho CBGV đảm bảo thoe chỉ tiêu huyện giao 95%.
- Thực hiện tốt công tác vận động học sinh sau hè tiếp tục đi học, đặc biệt là với trẻ em gái; phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã, trưởng bản bí thư chi bộ làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và học sinh để tiếp tục theo học hết cấp. Giao chỉ tiêu duy trì sĩ số cho các giáo viên chủ nhiệm từ đầu năm đảm bảo các lớp duy trì 98% sĩ số lớp.
 
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC 2019-2020 VÀ CHỈ TIÊU ĐẶT RA NĂM HỌC 2020-2021
 
Nội dung Kêt quả đạt được năm học 2019-2020 Chỉ tiêu năm học 2020-2021
1. Chuẩn PCGDTHCS - Tỷ lệ học sinh 11 TNTH ra học lớp 6: 95,2 - Tỷ lệ học sinh 11 TNTH ra học lớp 6: 96
- Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS: 87,3 - Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS: 90
- Tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi TNTHCS: 82 - Tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi TNTHCS: 83
2. Chất lượng giáo dục  
a. Về đạo đức:    
Tốt 202/304=66,4% 257/365= 69,4%
Khá 73/304 = 24% 81/365= 22,2%
TB 25/304=8,2% 26/365=7,5%
Yếu    
b. Về văn hóa:    
Giỏi 19/304=6,2% 20/365= 5,4 %
Khá 116/304=38,5% 112/365=30,2%
TB 165/304=54,3% 220/365= 59,4%
Yếu 0 15/365= 4 %
Kém   0
3. Về các thành tích khác:    
- GV dạy giỏi cấp trường 6 9
GV dạy giỏi cấp huyện 2 6
GV dạy giỏi cấp tỉnh 0  
Học sinh giỏi cấp trường 21 20
HSG cấp huyện 4 10
HSG cấp tỉnh 0 1
 
  HIỆU TRƯỞNG
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2020 - 2021
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hoàng Quốc Huy (thcsphinhu@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Giáo án
Gửi lên:
04/11/2020 17:17
Cập nhật:
04/11/2020 17:17
Người gửi:
ptdtbtthcsphinhu
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
220.00 KB
Xem:
158
Tải về:
0
  Tải về
Từ site Trường PTDTBT - THCS Phì Nhừ:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6a1 1
6a2 2
8c1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay369
  • Tháng hiện tại411
  • Tổng lượt truy cập429,487
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính