Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Phì Nhừ

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2021 - 2022

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PHÌ NHỪ

 
 
 
 
Số: 33/KH-PTDTBTTHCSPN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 
 
Phì Nhừ, ngày 19 tháng 4 năm 2020
 
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC  2021 - 2022

 
 
 
  

I. Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019.
1. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Năm 2019 tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện, duy trì ổn định. Các chương trình: Xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, chính sách dân tộc tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện và đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; hế thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư.
Chương trình nông thôn mới: Năm 2019 có 4/19 tiêu chí đạt, còn 15/19 tiêu chí chưa đạt.
- Tình trạng xuất cảnh trái phép, buôn bán, sử dụng ma túy còn diễn biến phức tạp.
- Trình độ, ý thức của một số bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu công việc, một số người dân nhất là người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa ý thức quyết tâm phấn đầu vươn lên thoát nghèo.
- Toàn xã có 7032 nhân khẩu với 1249 hộ. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 61%. Như vậy công tác xóa đói, giảm nghèo chưa đạt yêu cầu.
- Việc tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn thiếu vững chắc, phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư, sự hỗ trợ  từ Trung ương, của tỉnh và của huyện.
- Chất lượng giáo dục tuy đã được cải thiện nhưng chưa đồng đều, phương pháp dạy và học chưa phù hợp thực tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế.
- Công tác đào tạo nghề và xuất khẩu lao động còn gặp nhiều khó khăn.
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019
2.1. Hệ thống trường, lớp học.
Năm học 2018 - 2019 toàn trường có 11 lớp. Cụ thể:
Khối 6: 3 lớp                                              Khối 7: 3 lớp
Khối 8: 2 lớp                                               Khối 9: 2 lớp
2.2. Quy mô học sinh, tỷ lệ huy động.
 
Khối Số lớp Tổng số HS HS dân tộc HS nữ HS nữ dân tộc
6 3 92 92 49 49
7 3 89 89 38 38
8 3 88 87 31 31
9 2 64 64 22 21
Tổng 9 333 332 140 139
 
          - Thực hiện tuyển mới lớp 6: 133/138= 96,38%.
- Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi đi học so với số trẻ em từ 11-14 tuổi phải PC: 524/576 = 92,7%; trên tổng dân số 11-14t là 524/713=73,5%.
- Tỷ lệ học sinh/lớp: 328/11 = 29,8 hs
- Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn: 23/23 = 100%
2.3. Công tác phân luồng học sinh sau THCS:
- Đa số học sinh tiếp tục học THPT: 54%. Số còn lại ở nhà lao động sản xuất nông nghiệp. Số học sinh đi học nghề chiếm 10%.
          2.4. Chất lượng giáo dục.
          Chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp so với mặt bằng chung của huyện. Đã có học sinh đạt danh hiệu HS giỏi cấp huyện, tỉnh xong tỷ lệ còn thấp so với số lượng học sinh.
          Học sinh đến trường với tỷ lệ chuyên cần cao xong về nhà chưa tự giác học bài.
          Phương pháp dạy học của một số giáo viên còn hạn chế dẫn đến học sinh tiếp thu bài còn chậm.
Cụ thể chất lượng học kỳ I năm học 2019 - 2020:
Tổng số học sinh dân tộc
 
Xếp loại hạnh kiểm Xếp loại học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
194 82 52 0 10 134 178 5 1
- Công tác Phổ cập GD THCS:
         a. Tiêu chuẩn 1.
- Đạt và Duy trì được chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học và CMC.
- Tổng số trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: 231/231 100%
- Tổng số trẻ ở độ tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học: 572/576 99,3%
Số trẻ đang học tiểu học là 4 h/s
                   Số trẻ bỏ học ở tiểu học: là 0
   
- Tổng số trẻ tốt nghiệp tiểu học (năm qua) vào lớp 6 133/138 96,38%
         b. Tiểu chuẩn 2.    
- Tỉ lệ học sinh TN THCS (năm qua): 126/130 96,9%
- TS đối tượng 15-18 tuổi có bằng THCS (2hệ): 439/527 83,3%
- Tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần: Tính đến thời điểm xây dựng kế hoạch, toàn trường có 05 học sinh bỏ học để lập gia đình và đi làm kiểm tiền phụ giúp gia đình. Một số học sinh đi học không chuyên cần do hoàn cảnh gia đình, ý thức tự học chưa tốt.
2.5. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
  THCS Phì Nhừ Đơn vị Năm 2019 Nhu cầu Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
I Số phòng phòng      
1 Phòng học " 9 9 100
  Trong đó: Phòng kiên cố "      
2 Phòng bộ môn " 3 6 50,0
  Trong đó: Phòng kiên cố " 3 6 50,0
  Chia ra:  - Phòng bộ môn Lý- Công nghệ " 1 1 100
  - Phòng bộ môn Hoá - Sinh " 1 1 100
   - Phòng bộ môn Tin học-Ngoại ngữ " 1 2 50
3 Phòng chức năng " 12 12 100
  Trong đó: Phòng kiên cố " 0 14 0
  Chia ra:  - Văn phòng "   1 0
  - Phòng hiệu trưởng " 1 1 100
  - Phòng phó hiệu trưởng " 2 2 100
  - Phòng tổ chuyên môn " 2 2 100
  - Phòng đoàn đội – Công đoàn "   2 0
  - Phòng giáo dục nghệ thuật "   1 0
  - Phòng y tế - Bảo vệ " 1 2 50
  - Phòng thư viện " 1 1 100
  - Phòng đựng thiết bị giáo dục " 1 1 100
  - Phòng Hội đồng - truyền thống " 1 1 100
4 Công trình WC cho giáo viên c.trình 1 1 0
  Trong đó: công trình WC đạt chuẩn " 0 1 0
  Công trình WC cho học sinh " 1 2 50
  Trong đó: công trình WC đạt chuẩn " 0 2 0
5 Phòng công vụ cho giáo viên phòng 0 10 0
  Trong đó: Phòng kiên cố " 0 10 0
  Phòng ở nội trú cho học sinh " 5 20 25
  Trong đó: Phòng kiên cố " 0 0 0
6 Công trình phụ trợ khác        
  Tường rào m2 94 294 31,9
  Sân bê tông " 250 800 31,5
  Cổng trường " 10 30 33
II Thiết bị dạy học tối thiểu        
  Số lớp có đủ Thiết bị dạy học tối thiểu. Chia ra: lớp 4 8 62,5
  Lớp 6 lớp 1 2 100
  Lớp 7 " 1 2 50
  Lớp 8 " 1 2 50
  Lớp 9 " 1 2 50
 
Thiết bị dạy học: Mỗi khối được trang cấp từ năm 2005 và được bổ sung hàng năm nhưng không đầy đủ, nên có nhiều dụng cụ, thiết bị hư hỏng không sử dụng được; thiếu một số đồ dùng, thiết bị của tất cả các khối lớp. Hơn nữa nhà trường chưa có phòng thiết bị riêng vẫn để chung với thư viện nên việc bố trí, bảo quản, sử dụng chưa khoa học, thiếu hiệu quả.
3. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2019-2020.
3.1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường, lớp:
- Số lớp, số học sinh ngày càng tăng do dân số trong độ tuổi tăng, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học cao. Cụ thể:
Năm học Lớp Học sinh Lớp Học sinh
Tăng Giảm Tăng Giảm
2018-2019 10 280        
2019-2020 11 329 1   49  
2020-2021 12 377 1   48  
Số lớp, số học sinh, số học sinh trên lớp đang tăng dần về số lượng và tỷ lệ.
Hiện tại nhà trường đã được chuyển sang địa điểm mới, đảm bảo cho việc phát triển trường lớp học, với diện tích 8.000m2 và với tỷ lệ 24m2/học sinh.
3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 27 đồng chí.
Trong đó: - BGH: 3
                 - Giáo viên: 20
                 - Nhân viên: 4
- Trình độ chuyên môn GV: 20/20 = 100% có trình độ đạt chuẩn trong đó có 9/17 = 53% giáo viên có trình độ trên chuẩn.
- Đội ngũ giáo viên: Còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu môn học. Cụ thể:
  T.số
 
ĐH TC Toán-lý Văn -Sử Sinh- Hóa-Địa T. Anh TD Â.N MT CN Tin
GV 17 12 5 0 3 5 5 1 2 1 0 0  
- Số giáo viên được bổ sung năm học 2019 - 2020: 02 GV.
- Số GV thừa: 01 Văn – Địa .
- GV thiếu:  01 Sinh hóa; 01 Mỹ thuật: 01 Tin học; 01 chuyên trách Đoàn đội; 01 giáo viên riêng dành cho trường bán trú.
- Đội ngũ BGH: 3 đ/c; Trong đó có trình độ trên chuẩn 3/3 = 100%; 3 đ/c có trình độ TCLLCT, 01 đã học qua QLNN, 02 đồng chí đang theo học thạc sĩ. BGH đã có thời gian làm công tác giảng dạy và công tác quản lý trường học nhiều năm, có tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm sát với tình hình giáo dục của nhà trường và mục tiêu của ngành, của địa phương.
                                        Xếp loại chuyên môn
  Số lượng Tỉ lệ %
Giỏi cấp trường 6/20 30
Khá 10/20 50
Trung bình 4/20 20
+   Giáo viên chủ nhiệm giỏi: 03 đồng chí.
- Số lượng đảng viên là: 10 đồng chí, tăng 01 đồng chí. 100% đảng viên có tư tưởng, lập trường vững vàng.  Trong đó 01 đồng chí HTXSNV, 09 đ/c hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2019.
- Nhà trường đã thực hiện tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn  nghiệp vụ cho giáo viên, cử giáo viên tham gia các lớp nâng cao trình độ đào tạo, chuẩn chức danh nghề nghiệp. Thực hiện tốt việc tổ chức bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về thay chương trình thay đổi SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lí được thực hiện đầy đủ, đảm bảo các chế độ chính sách cho CBQL - CBGV-CNV.
3.3. Nâng cao chất lượng giáo dục, triển khai chương trình SGK GDPT mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh THCS.
- Nhà trường đã thực hiện đẩy mạnh việc xây dựng phân phối chương trình giáo dục sát với tình hình thực tế của nhà trường và trình độ nhận thức của học sinh.Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, sử dụng triệt để thiết bị đồ dùng dạy học vào việc giảng dạy.
- Tăng cường các biện pháp giáo dục kĩ năng sống, hoạt động trải nghiệm áng tạo thông qua các buổi sinh hoạt lớp, trường, chào cờ, thông qua các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như thi văn hóa dân tộc Mông, thi học sinh thanh lịch, phòng chống cháy nổ, tai nạ thương tích...
- Học sinh được học định hướng nghề nghiệp vào năm cuối cấp, thường xuyên được các thầy cô tư vấn, định hướng về nghề nghiệp; cuối năm cuối cấp nhà trường thường khảo sát nhu cầu học tập của học sinh để có thể từ đó định hướng cho các em việc tiếp tục học hay dừng lại tham gia lao động hoặc học nghề sau khi tốt nghiệp. Tỷ lệ học sinh tiếp tục học tập sau tốt nghiệp chiếm 41%, có 10% là tham gia học nghề còn lại là tham gia lao động phổ thông và ở nhà làm nông nghiệp.
3.4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ.
- Nhà trường đã thực hiện đẩy mạnh việc áp dụng các phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng phòng học bộ môn; tăng cường luyện nói, nghe cho học sinh
- Chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện chương trình học10 năm khi điều kiện cần và đủ đáp ứng được.
3.5. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.
- Tháng 9 nam 2019, nhà trường đã được UBND xã cấp cho quỹ đất với diện tích 8.000m2. Thực hiện xay dựng được 08 phòng học kiên cố, 03 phòng BGH, 01 thư viện thiết bị, 04 lớp học tạm bằng nhà gỗ, 01 phòng hội đồng. Đã thực hiện di chuyển trường cũ sang địa điểm mới thực hiện giảng dạy từ tháng 9 năm 2019. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều hạng mục nhưng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy của thầy và trò. Nhà trường đã tham mưu cho UBND huyện và Phòng GD sẽ thực hiện đầu tư xây dựng thêm một số hạng mục có sở vật chất khác phục vụ cho việc ăn ở, học tập, sinh hoạt, giảng dạy của thầy và trò nhà trường.
II. Đánh giá chung.
* Kết quả đạt được năm 2019:
- Nhà trường có đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhân viên trẻ, khỏe nhiệt tình trong mọi hoạt động; có trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn; chuyên môn khá vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
- Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao cả về chất, lượng. Công tác PC GDTHCS đang được từng bước củng cố và ngày càng bền vững.
- Quy mô trường lớp ngày càng được mở rộng, số học sinh ngày càng tăng, tình hình học sinh đi học chuyên cần cũng được nâng lên
- Phong trào xã hội hóa giáo dục tại địa phương đã và đang được đẩy mạnh.
- Cơ sở vật chất đã được di chuyển sang địa điểm mới đáp ứng được các yêu cầu phát triển về quy mô và hoạt động; các cấp các ngành đã và đang quan tâm đầu tư xây dựng nhiều hạng mục cơ sở vật chất cho nhà trường.
III. Những khó khăn, vướng mắc.
- Đội ngũ BGH còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo đơn vị.
- Đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường đông, thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục vùng dân tộc thiểu số, một bộ phận CBGV chưa nhận thức sâu sắc và đầy đủ về cải tiến phương pháp dạy và học, giáo dục kỹ năng sống còn yếu, ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa cao.
          - Trang thiết bị chưa đồng bộ, chất lượng chưa đảm bảo.
          - Công tác vận động, huy động học sinh còn gặp nhiều khó khăn vất vả do điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn nghèo, nhận thức của một bộ phận cha mẹ học sinh về giáo dục chưa đầy đủ; học sinh chưa tích cực học tập, chưa hiếu học nên chất lượng còn thấp. Tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp, số học sinh có học lực trung bình, yếu còn chiếm tỉ lệ cao.
- Cơ sở vật chất không đồng bộ; thiếu thốn, tạm bợ, chưa được đầu tư xây dựng, chưa đáp ứng yêu cầu cao trong công tác đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Văn hóa - xã hội chưa phát triển, hầu hết thanh thiếu niên không có cơ sở để vui chơi, sinh hoạt. Một số tổ chức, đoàn thể không tổ chức các hoạt động thu hút lực lượng quần chúng thanh thiếu niên tham gia.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là CNTT của xã chưa phát triển, do đó hệ thống thông tin liên lạc giao lưu học hỏi văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
- Phong tục của địa phương còn lạc hậu, học sinh nữ tảo hôn nhiều ảnh hưởng đến chỉ tiêu của nhà trường.
          * Nguyên nhân của những hạn chế bất cập.
- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương còn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; nhận thức của nhân dân còn hạn chế.
- Cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ.
- Nhận thức của một bộ phận nhỏ giáo viên chưa cao, chưa tích cực tự bồi dưỡng; số lượng giáo viên mới ra trường chiếm 40%, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.
- Nhiều CB-GV-CNV ngại khó, chưa chịu khó nghiên cứu để có giải pháp giáo dục, giảng dạy cho học sinh, không nghiên cứu kỹ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan, chưa hiểu sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, chưa tiếp cận với CNTT…
          - Nhiều học sinh học xong ngành nghề nhưng không có việc làm; điều kiện kinh tế gia đình không cho phép tiếp tục học tập và đi học nghề.
III. ƯỚC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2020
1. Quy mô trường, lớp, học sinh năm học 2020-2021.
 *Số lớp, số học sinh.
Khối Số lớp Số học sinh Học sinh nữ HS dân tộc HS nữ dân tộc
6 3 110 48 110 48
7 3 91 49 91 49
8 3 89 38 89 38
9 3 81 31 81 31
Tổng 12 377 166 377 166
- Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp: Phấn đấu huy động 90% số học sinh trong độ tuổi 11 – 14 tuổi ra lớp, huy động 96% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trong độ tuổi vào học lớp 6.
- Tỷ lệ học sinh nữ/ tổng số học sinh: 166/377 chiếm 44%
- Học sinh dân tộc thiểu số: 377/377 chiếm 100%
2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 33 đồng chí.
Trong đó: - BGH: 3
                 - Giáo viên: 26 đ/c; 01 giáo viên làm Tổng phụ trách đội.
                 - Nhân viên: 6
- Trình độ chuyên môn: 26/26 = 100% có trình độ đạt chuẩn trong đó có 15/26 = 57,6% giáo viên có trình độ trên chuẩn.
- Đội ngũ BGH: 3 đồng chí; Trong đó có trình độ trên chuẩn 3/3 = 100%; 03 đ/c có trình độ TCLLCT; QLNN = 2/3 = 66,3%
Số lượng giáo viên. Cụ thể:
  T.số
 
Toán-lý Văn -Sử Sinh- Hóa-Địa T. Anh TD Â.N MT CN Tin Khác
GV 26 5 6 6 2 2 1 1 1 1 1
Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp phấn đấu như sau:
+ Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 01 đ/c chiếm 3,8%.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 03 đ/c chiếm 11,5%.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 06 đ/c chiếm 23,1%.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
  THCS Luân Giói Đơn vị Năm 2020 Nhu cầu Tỷ lệ % đáp ứng nhu cầu
I Số phòng phòng      
1 Phòng học " 12 12 81,8
  Trong đó: Phòng kiên cố " 08 12 0
2 Phòng bộ môn " 3 6 50
  Trong đó: Phòng kiên cố " 3 6 50
  Chia ra:  - Phòng bộ môn Lý- Công nghệ " 1 2 50
  - Phòng bộ môn Hoá - Sinh " 1 2 50
   - Phòng bộ môn Tin học-Ngoại ngữ " 1 2 50
3 Phòng chức năng " 12 12 100
  Trong đó: Phòng kiên cố " 0 14 0
  Chia ra:  - Văn phòng " 0 1 0
  - Phòng hiệu trưởng " 1 1 100
  - Phòng phó hiệu trưởng " 1 2 50
  - Phòng tổ chuyên môn " 0 2 100
  - Phòng đoàn đội – Công đoàn " 0 2 0
  - Phòng giáo dục nghệ thuật " 0 1 0
  - Phòng y tế - Bảo vệ " 1 2 50
  - Phòng thư viện " 1 1 100
  - Phòng đựng thiết bị giáo dục " 0 1 100
  - Phòng Hội đồng - truyền thống " 0 1 100
4 Công trình WC cho giáo viên c.trình 01 3 100
  Trong đó: công trình WC đạt chuẩn " 0 1 0
  Công trình WC cho học sinh " 1 2 50
  Trong đó: công trình WC đạt chuẩn " 0 2 0
5 Phòng công vụ cho giáo viên phòng 0 10 0
  Trong đó: Phòng kiên cố " 0 10 0
  Phòng ở nội trú cho học sinh " 7 20 25
  Trong đó: Phòng kiên cố " 0 20 0
6 Công trình phụ trợ khác        
  Tường rào m2   294  
  Sân bê tông "   1000  
  Cổng trường "   30  
II Thiết bị dạy học tối thiểu        
  Số lớp có đủ Thiết bị dạy học tối thiểu. Chia ra: lớp 4 8 50
  Lớp 6 lớp 1 2 50
  Lớp 7 " 1 2 50
  Lớp 8 " 1 2 50
  Lớp 9 " 1 2 50
 
Trang thiết bị trong phòng học đảm bảo yêu cầu dạy và học. Thiết bị phòng thí nghiệm đảm bảo thiết bị tối thiểu cho việc dạy và học. Việc sử dụng thiết bị đảm bảo yêu cầu sử dụng thiết bị tối thiểu, việc khai thác Internet thường xuyên đảm bảo việc gửi, nhận và triển khai công văn qua hòm thư công việc.
Việc bảo quản cơ sở vật chất, TBDH: Đảm bảo yêu cầu không mất mát, hư hỏng do thời tiết.
4. Chất lượng giáo dục.
 
Hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu Kém
60% 30% 10% 0% 0%
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
5% 40% 50% 5% 0%
           
+ Chuyển lớp thẳng 98%, chuyển lớp sau thi lại 100%, tốt nghiệp 100%
          - Tỷ lệ học sinh đúng độ tuổi đến trường: 90%
          - Tỷ lệ TNTHCS: Đạt 100%.
          - Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần: 96% trở lên
          - Tỷ lệ học sinh bỏ học: 2%
IV.  Kế hoạch năm 2021 (Năm học 2021 - 2022).
1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch.
- Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của BUND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030;
- Kế hoạch số 3243/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 06/9/2019 về triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TU ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Kế hoạch số 82-KH/TU  ngày 27/8/2019 của BTV Tỉnh ủy vè tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đsp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Văn bản số 143-TB/BCS ngày 19/9/2019 của BCS Đảng UBND tỉnh về chủ trương sắp xếp các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Kế hoạch số 1879/KH-SGDĐT ngày 24/9/2018 của Sở GD&ĐT thực hiện nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 16/3/2018 của Ban Thường vụ tỉnh ủy và Kế hoạch số 2235/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
2. Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch
2.1. Mục tiêu.
 
- Thực hiện kiên cố hóa trường lớp học: xây dựng đầy đủ hệ thống nhà lớp học, nhà làm việc, phòng học bộ môn, nhà công vụ và nhà nội trú cho học sinh.
- Huy động các nguồn lực từ công tác xã hội hóa giáo dục để phát triển nhà trường.
- Phát triển quy mô trường lớp học: tăng số lớp, số học sinh, tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường; tăng tỷ lệ học sinh/lớp; tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, giảm tối thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học trong độ tuổi đến trường.
- Nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường
- Duy trì và giữ vững chỉ tiêu công tác PCTHCS mức độ II.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, SGK cho công tác dạy và học đáp ứng yêu cầu chủa chương trình giáo dục Phổ thông mới.
2.2. Chỉ tiêu năm 2021.
- Quy mô trường lớp:
+ Năm 2021: Tổng số lớp:  12 lớp =  410 học sinh.
         
Khối Số lớp Số học sinh Học sinh nữ HS dân tộc HS nữ dân tộc
6 3 114 45 114 45
7 3 110 48 110 48
8 3 91 49 91 49
9 3 89 38 89 38
Tổng 12 410 180 410 180
- Chất lượng học sinh:
 
Hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu Kém
65% 30% 5% 0% 0%
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
7% 40% 50% 3%  
           
+ Chuyển lớp thẳng 98%; Chuyển lớp sau thi lại 100%; Tốt nghiệp 100% .
          - Đội ngũ: Đạt chuẩn  trở lên: 100%, chuyên môn khá giỏi 100 % trở lên,
- Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 96% trở lên;
- Huy động học sinh hoàn thành chương trình TH vào học lớp 6 đạt 97% trở lên.
- Nâng cao chất lượng giáo viên đạt chỉ tiêu giáo viên dạy giỏi cấp trường là 50%, giỏi cấp huyện là 30%, giỏi cấp tỉnh là 10%;
- Tỷ lệ cán bộ quản lí (từ tổ phó trở lên) đã qua đào tạo bồi dưỡng lớp quản lý đạt 100%.
- Đảm bảo bền vững tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập GD THCS mức độ II.
3. Nhiệm vụ.
3.1. Quy hoạch mạng lưới trường lớp
- Đảm bảo số lượng học sinh các khối lớp, tỷ lệ học sinh/lớp theo quy định.
- Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6.
- Huy động, vận động tối đa học sinh trong độ tuổi ở ngoài nhà trường học các lớp Bổ túc.
3.2. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- Đảm bảo tất cả các cán bộ giáo viên chấp hành nghiêm túc nội quy trường học và quy chế chuyên môn.
- Tổ chức giảng dạy, sinh hoạt chuyên môn theo đúng các quy định, công văn hướng dẫn của ngành, phân công của trường.
- Xây dựng đội ngũ Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên đủ về số lượng đồng bộ về cơ cáu môn học. Đội ngũ trẻ có đầy đủ phẩm chất đạo đức đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn.
- Tiếp tục đổi mới quản lí lãnh đạo, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể tới từng cá nhân, luôn học hỏi và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lí thường xuyên.
- Sắp xếp thực hiện phân phối chương trình của trường nhằm phát huy năng lực học sinh, phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường.
     - Xây dựng kế hoạch ôn học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học cụ thể và phù hợp với nhà trường.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh.
- Học sinh đi học chuyên cần và tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường tổ chức và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy học sinh.
- Học sinh có tinh thần tự giác học tập và luôn tu dưỡng đạo đức xứng đáng với danh hiệu đội viên đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Học sinh xây dựng được thói quen học tập, tự giác học tập tại gia đình và có khả năng tự học tập qua nghiên cứu tài liệu.
- Thành lập được đội tuyển học sinh giỏi cấp trường ở 08 bộ môn văn hóa cơ bản, máy tính cầm tay lớp 9 và xây dựng kế hoạch nội dung chương trình ôn luyện cho đội tuyển tham gia thi cấp huyện đối với khối 9 và 2 môn Ngữ văn, Toán đối với khối 6, 7, 8.
3.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo tuyển dụng, điều động đảm bảo đủ số lượng giáo viên giảng dạy các bộ môn văn hóa cơ bản.
- Tạo điều kiện cho giáo viên và cán bộ quản lí tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng cảnh quan trường lớp, xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
a. Cơ sở vật chất.
- Tham mưu cho các cấp các ngành xây dựng thêm các phòng học, phòng làm việc của BGH, phòng công vụ, các phòng chức năng, phòng học bộ môn theo hướng đạt trường chuẩn quốc gia; xây dựng hệ thống nhà nội trú, nhà ăn, bếp ăn, công trình vệ sinh đáp ứng nhu cầu ăn ở và học tập của hoc sih; tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo giảng dạy 2 buổi/ngày.
   b. Thiết bị dạy học
- Phòng học bộ môn được trang bị đủ số lượng thiết bị dạy học đảm bảo cho việc dạy và học, đồng thời mang tính hiện đại, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn phòng học bộ môn.
- Thư viện được kê xếp ngăn lắp đủ số lượng sách giáo khoa, sách tham khảo để giáo viên, học sinh học tập, tham khảo. Chú trọng đầu tư nguồn tài nguyên điện tử dựa trên cơ sở hoạt động của Websile, ngân hàng đề kiểm tra và tài liệu tham khảo khác của nhà trường.
- Bổ sung hóa chất và các dụng cụ phục vụ công tác thực hành trong các tiết học.
c. Xây dựng cảnh quan
- Đảm bảo cảnh quan trường lớp luôn xanh – sạch – đẹp: xây dựng hệ thống tường bao, sân bê tông, cổng trường, nhà để xe; xây dựng thêm hệ thống bồn hoa cây cảnh, tạo nhiều cây xanh xung quanh trường lớp học.
d. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia
- Thường xuyên tự kiểm tra các tiêu chí theo thông tư 47/BGD quy định về trường chuẩn Quốc gia, xây dựng dần những tiêu chí có khả năng đạt được, chờ xây dựng cơ sở vật chất.
3.5. Công tác phổ cập
- Đảm bảo tỷ lệ học sinh trong độ tuổi được đến trường theo kế hoạch chỉ tiêu được giao.
- Đảm bảo tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS; duy trì đạt chuẩn PC mức độ II.
- Đảm bảo tỉ lệ học sinh chuyển lớp, hạn chế học sinh bỏ học, lưu ban.
3.6. Công tác phân luồng cho học sinh THCS
- Định hướng cho học sinh lớp 9 sau khi tốt nghiệp THCS có thể tiếp tục học THPT hoặc học nghề tùy thuộc vào lực học và hoàn cảnh gia đình.
3.7. Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
- Giáo viên bộ môn đảm bảo phương pháp và xây dựng phân phối chương trình phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá.
3.8. Công tác xã hội hóa giáo dục
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về tầm quan trọng của công tác giáo dục cũng như vai trò to lớn của toàn xã hội đối với việc phát triển giáo dục – đào tạo.
- Huy động nhân dân tham ra vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tham mưu cho UBND xã ra quyết định thành lập ban Chỉ đạo phổ cập, Ban Vận động học sinh, Hội khuyến học…Có kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho từng thành viên.
- Tổ chức họp và thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và của nhà trường, làm tốt công tác thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình học sinh.
- Huy động tốt nguồn nhân lực của nhân dân trong việc tu sửa cơ sở vật chất lớp học của nhà trường.
3.9. Công tác thông tin, truyền thông
- Tuyền truyền chính sách pháp luật của Nhà nước đến học sinh, cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường kịp thời.
- Khai thác sử dụng mạng Internet hợp lí, hiệu quả đúng mục đích.
3.1. Thực hiện chế độ chính sách
- Đảm bảo chi trả chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên và học sinh kịp thời ngay sau khi được cấp kinh phí thực hiện.
4. Dự toán thu – chi ngân sách.
- Dự kiến chi trường xuyên: 4.182,000,000đ (Bốn tỉ một trăm tám mươi hai triệu đồng).
   Chi thường xuyên                4.182,000,000
Chia ra:  
Chi lương và phụ cấp                  3.825,000,000
Chi cho hoạt động chuyên môn                     210,300,000
Chi hỗ trợ chính sách,                       21,500,000
Chi thường xuyên khác                     125,200,000
5. Các giải pháp thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng quy chế và nề nếp hoạt động của nhà trường
+ Xây dựng nội quy, quy chế, quy định của cơ quan theo các quy định chuẩn, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị trường. Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân; tổ chức các phong trào thi đua; xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng hệ thống đảm bảo các quy trình làm việc cụ thể, khoa học, thiết thực, hiệu quả.
+ Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm của nhà trường như: Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy định sử dụng tài sản công; Nội quy sử dụng Email và Internet.…
- Hoàn thiện, ổn định bộ máy tổ chức của nhà trường
+ Hàng năm thành lập các Ban chỉ đạo và các Hội đồng theo đúng quy định của Điều lệ trường THCS và các văn bản chỉ đạo của ngành.
+ Ra Quyết định thành lập tổ Chuyên môn, tổ Văn phòng; Bộ phận kiểm định chất lượng, Bộ phận công nghệ thông tin, bộ phận làm công tác phổ cập,…
+ Tất cả các Ban chỉ đạo, các Hội đồng đều có có kế hoạch hoạt động và báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm.
+ Thực hiện phân cấp quản lí theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn, các đoàn thể.
- Huy động dân số trong độ tuổi đến trường, duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh đi học không chuyên cần.
+ Tham mưu với Đảng ủy, UBND xã thành lập Ban chỉ đạo vận động học sinh ra trường ra lớp trong đó Phó chủ tịch UBND xã là trưởng ban, các ủy viên là các trưởng bản và trưởng các đoàn thể, trong đó quy định rõ vai trò, trách nhiệm của trưởng bản và các tổ chức đoàn thể trong xã trong việc phối kết hợp với nhà trường huy động học sinh ra lớp.
+ Tham mưu với chính quyền địa phương, kết hợp với Trung tâm học tập cộng đồng của xã, tổ chức các buổi tuyên truyền về công tác giáo dục, luật hôn nhân và gia đình, về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên, quyền trẻ em, ngăn ngừa hiện tượng trẻ em bị bóc lột sức lao động khi đi làm ăn xa tới bà con nhân dân trong xã nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giáo dục.
+ Tổ chức tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo sự gần gũi thân thiện thầy cô giáo với học sinh, tạo niềm vui phấn khởi cho các em mỗi ngày đến trường.
+ Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với học sinh, chi trả kịp thời đúng đối tượng.
+ Làm tốt công tác tuyển sinh lớp 6 đảm bảo chỉ tiêu được giao.
+ Nhà trường thành lập Ban vận động học sinh ra trường, ra lớp, mỗi lớp thành lập tổ huy động, giao cho tổng phụ trách đội chỉ đạo tổ huy động các lớp.
+ Tăng cường công tác kiểm tra sĩ số học sinh từng buổi học, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần đặc biệt chú ý đối tượng học sinh yếu. Mỗi buổi học Ban giám hiệu nhà trường đều nắm bắt sĩ số tổng hợp theo khối, toàn trường. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm học sinh nào vắng 03 buổi/ tuần không lí do báo cáo Ban chỉ đạo đến nhà vận động.
+ Coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Tăng cường dự giờ tư vấn thúc đẩy những phương pháp phù hợp với môn học, kiểu bài lên lớp, đối tượng học sinh. Tìm ra những điểm chưa phù hợp giữa việc truyền thụ của thầy và việc học của trò.
+ Phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học. Hàng tháng hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, biện pháp duy trì sĩ số, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
+ Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thường  xuyên thông báo tình hình học tập của học sinh từng tuần, từng tháng, giữa kì, cuối kì. Qua đó kết hợp thật tốt  môi trường giáo dục gia đình và nhà trường.
+ Bố trí thời gian để bồi dưỡng học sinh yếu sao cho phù hợp với điều kiện vật chất của nhà trường. Thường xuyên quan tâm việc duy trì sĩ số các buổi phụ đạo, thông báo tới phụ huynh học sinh tỷ lệ chuyên cần từng học sinh trong buổi phụ đạo để phụ huynh nắm bắt.
+ Chỉ đạo Tổng phụ trách đội, giáo viên các môn học năng khiếu thường xuyên tổ chức các hoạt động đội, các hoạt động vui chơi tạo bầu không khí lành mạnh sau mỗi giờ, ngày, tuần học tập.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
+ Tăng cường công tác tham mưu và xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ, có tác phong sư phạm mẫu mực. Đội ngũ đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Quy hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ giáo viên hiện có đáp ứng được yêu cầu của công việc.
+ Định kì đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua các tiêu chuẩn và hiệu quả công việc. Trên cơ sở đó đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.
+ Đầu tư có trọng điểm cán bộ, giáo viên trẻ có năng lực bố trí vào các vị trí chủ chốt của trường.
+ Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào muốn cống hiến và gắn bó với nhà trường.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là động lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tích cực động viên cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đồng thời tạo điều kiện tốt cho cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
+ Tích cực đổi mới công tác giảng dạy và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đánh giá học sinh bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, tính tích cực sáng tạo của học sinh. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Coi trọng phương pháp giảng dạy theo hướng thân thiện, bồi dưỡng tình cảm hứng thú cho học sinh trong quá trình giảng dạy.
+ Giảm thiểu học sinh lưu ban và bỏ học, hoạt động dạy và học cần chú ý quan tâm đến cả ba đối tượng học sinh vừa quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi vừa tăng cường phụ đạo học sinh yếu.
Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động dạy và học, tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. Nâng cao hiệu quả của chất lượng sinh hoạt chuyên môn các tổ.
- Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
+ Tham mưu các cấp lãnh đạo tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo cho việc dạy và học.
+ Huy động nguồn kinh phí do phụ huynh học sinh đóng góp trang trí phòng làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phòng học, phòng học chức năng, trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh tạo khuôn viên Xanh - Sạch - Đẹp, an toàn, mua thêm thiết bị dạy học, thiết bị văn phòng. Phát động phong trào giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và coi đây là một việc làm thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
6. Kiến nghị.
3.1. Đối với UBND huyện.
Hỗ trợ tài chính hoạt động, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường  để kế hoạch  được thực hiện có hiệu quả.
3.2. Đối với Phòng giáo dục.
Phê duyệt kế hoạch và giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện nội dung kế hoạch.
Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, điều động tăng cường giáo viên đầy đủ cho nhà trường  để thực hiện kế hoạch.
          Trên đây là kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và Đào tạo năm 2021 (năm học 2021 – 2022). Nhà trường kính trình đến lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông, các cấp có thẩm quyền biết để hỗ trợ  nhà trường thực hiện thành công kế hoạch. Kính mong phòng GD&ĐT xem xét chỉ đạo bổ sung vào bản kế hoạch của nhà trường được hoàn thiện, giúp trường PTDTBTTHCS Phì Nhừ thực hiện được thành công kế hoạch phát triển giáo dục xã Phì Nhừ  ./.
 
PHÊ DUYỆT CỦA PGD&ĐT





 
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
 
Hoàng Quốc Huy
 
 
 
 
 
 
 
 

 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2021 - 2022
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Hoàng Quốc Huy (thcsphinhu@gmail.com)
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Giáo án
Gửi lên:
04/11/2020 17:05
Cập nhật:
04/11/2020 17:05
Người gửi:
ptdtbtthcsphinhu
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
296.50 KB
Xem:
164
Tải về:
1
  Tải về
Từ site Trường PTDTBT - THCS Phì Nhừ:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
6a1 1
6a2 2
8c1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay345
  • Tháng hiện tại387
  • Tổng lượt truy cập429,463
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính