PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PHÌ NHỪ
Số: 88 /KH –PTDTBT THCSPN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phì Nhừ, ngày 15 tháng 8 năm 2017 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018
Phần I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Công văn số 427/HD-PGD & ĐT ngày 29/8/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2017-2018.
- Công văn số 426/PGDĐT-HD ngày 29/8/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với giáo dục thường xuyên.
- Công văn số 433/HD-PGDĐT ngày 31/8/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ KT và QLCLGD năm học 2017-2018.
- Công văn số 441/PGDĐT-HD ngày 06/9/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018.
2. Thuận lợi.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo trong công tác, nhiệt huyết với nghề nghiệp, tương đối chuẩn về trình độ.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành Giáo dục, của Đảng ủy – Chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân trên địa bàn.
- Học sinh chăm ngoan, đoàn kết, có tinh thần vượt khó trong học tập.
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ngày càng đông, nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục đã có những nét thay đổi.
3. Khó khăn.
- Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống rải rác, mặt bằng dân trí tuy đã có bước phát triển xong vẫn còn nhiều hạn chế, điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống khó khăn, thiếu thốn, tình hình văn hoá – xã hội chưa phát triển.
- Cơ sở vật chất còn tạm bợ, xuống cấp, trang thiết bị dạy – học còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Thiếu các phòng học, phòng chức năng, phòng ở, phòng làm việc do vậy phần nào ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế, một số giáo viên chưa thực sự vững vàng về chuyên môn, chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên không yên tâm công tác; trong năm học có nhiều sự thay đổi về nhân sự do giáo viên luân chuyển, điều động; trong đó chủ yếu là giáo viên cốt cán của nhà trường.
- Học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng nhận thức còn chậm, lại ở nội trú đông, phòng nội trú chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn ở của học sinh công tác quản sinh phức tạp. CSVC chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn ở của học sinh để yên tâm học tập tại trường.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp còn thấp, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần chưa cao; ý thức học tập của một bộ phận nhỏ học sinh chưa tốt. Tỷ lệ học sinh đi học ở các trường ngoài xã còn cao.
- Nhận thức của cha mẹ học sinh và người dân về vị trí vai trò của giáo dục còn rất hạn chế: họ chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, chưa tạo điều kiện cho con em tham gia học tập, chưa biết cách giáo dục con cái và hỗ trợ con trong quá trình học tập.
- Địa bàn xã là địa bàn phứ tạp về chính trị, nhiều gia đình theo đạo trái phép; có khu vực bãi vàng học sinh và nhân dân hay đi nhặt vàng về nùa mưa; các bản đều có người nghiện, buôn bán ma túy; tỷ lệ học sinh thuộc gia đình có bố mẹ nghiện ma túy khá nhiều khó khăn trong việc huy động học sinh đi học và giữ học sinh học hết cấp.
4. Thực trạng hiện nay của nhà trường.
a. Quy mô trường lớp:
Khối |
Số lớp |
Tổng số học sinh |
Nữ |
Dân tộc |
Ghi chú |
6 |
3 |
107 |
45 |
99 |
|
7 |
2 |
69 |
25 |
70 |
|
8 |
2 |
67 |
21 |
65 |
|
9 |
2 |
48 |
17 |
50 |
|
Cộng |
8 |
292 |
108 |
290 |
|
- Số lượng học sinh tăng so với năm học trước ( tăng 60 học sinh), số lượng học sinh vào học lớp 6 tăng (24 học sinh so với năm học trước); tỷ lệ học sinh chuyên cần khá tốt.
- Tuy vậy học sinh chủ yếu là người dân tộc Mông do vậy nhận thức chậm, chất lượng đầu vào thấp ( nhiều học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo, chưa hiểu hết, nắm chưa vững tiếng Việt; tính toán chậm, chưa nắm vững bảng cửu chương và cộng trừ nhân chia các phép tính đơn giản), số lượng học sinh TB, yếu chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
b. Đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên – nhân viên:
Tổng số |
Chia ra |
Trình độ đào tạo |
Đảng viên |
CBQL |
GV |
CNV |
ĐH |
CĐ |
TC |
Chưa qua đào tạo |
TS |
Nữ |
DT |
TS |
Nữ |
DT |
TS |
Nữ |
DT |
23 |
3 |
1 |
|
15 |
7 |
4 |
5 |
2 |
3 |
13 |
4 |
2 |
3 |
10 |
* Mặt mạnh:
- Đội ngũ CBQL-CBGV-CNV cơ bản là đội ngũ trẻ, khỏe, nhiệt tình và có trách nhiệm; đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, về số lượng.
- Có 06 GV có năng lực chuyên môn thật sự vững vàng, làm chỗ dựa cho các cán bộ giáo viên khác trong trường.
- Một số đồng chí đã kinh qua nhiều năm giảng dạy, có kinh nghiệm công tác, có kinh nghiệm bồi dưỡng cho cám bộ giáo viên và học sinh như đồng chí: Nguyễn Hữu Anh; Trần Ngọc Hòa, Trần Văn Cương, Nguyễn Thúy Ngọc...
* Mặt yếu:
- Chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn học: thiếu các giáo viên văn hóa thuộc các môn như Văn, Toán. Cụ thể thiếu 02 giáo viên văn; 01 giáo viên Toán, 01 giáo viên Mỹ thuật, 01 giáo viên tin, 01 CBTV-TB.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực chyên môn, có trách nhiệm cao đa số đã chuyển trường, chuyển công tác; số còn lại một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn; năng lực công tác hạn chế, có 01 đồng chí không đủ khả năng giảng dạy và đang nằm trong kế hoạch tinh giản biên chế…
- Một bộ phận nhỏ CBGV-CNV chưa yên tâm công tác vẫn chờ cơ hội chuyển vùng, trách nhiệm chưa cao, trình độ đào tạo còn dưới chuẩn.
c. Cơ sở vật chất:
+ Tổng số phòng học hiện có: 05 phòng
Trong đó: B.Kiên cố: 05 phòng
+ Phòng làm việc: 05 phòng trong đó: Phòng hiệu trưởng 01 phòng; phòng P.hiệu trưởng 01 phòng; 01 phòng kế toán; 01 phòng văn thư - Công đoàn; 02 phòng chuyên môn; 01 phòng hội đồng.
- Cơ sở vật chất, trường lớp học còn thiếu thốn và tạm bợ nhà trường phải thực hiện dạy 2 ca; các lớp học và phòng làm việc chủ yếu là nhà tạm. Thiếu các phòng làm việc cho BGH, GV, CNV, các phòng học chức năng, bộ môn, y tế học đường, công đoàn, Đoàn Đội...
- Có 09 phòng nội trú với tổng số 260 học sinh bán trú, dẫn đến thiếu các phòng nội trú cho học sinh ăn ở học tập, các phòng chật chội, học sinh phải ở ghép nhiều; thiếu các nhà vệ sinh cho học sinh khu nội trú.
- Các phòng chức năng đã xuống cấp, hệ thống thiết bị chất lượng thấp, đã bắt đầu xuống cấp.
d. Tài chính:
- Tài chính nhà trường phụ thuộc 100% do ngân sách nhà nước cấp; không có các khoản thu ngoài như lệ phí, học phí; sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế do dân còn nghèo.
- Nhà trường được cấp đủ ngân sách để chi trả lương và các khoản phụ cấp; các chế độ chính sách khác của học sinh và CBV-CNV.
5. Môi Trường kinh tế xã hội.
* Mặt mạnh:
- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đời sống của nhân dân đã dần được cải thiện; điều đó có tác dụng tích cực đến công tác Giáo dục trên địa bàn.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục, của Đảng ủy – Chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân trên địa bàn.
- Đời sống nhân dân đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
- Nhận thức về vai trò của giáo dục của đại đa số nhân dân và cha mẹ học sinh có những bước chuyển biến đáng kể.
- Các ban ngành đoàn thể xã đã có những quan tâm và đóng góp không nhỏ trong công tác phát triển giáo dục; Công tác XHHGD đang được quan tâm và đẩy mạnh.
* Mặt yếu:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ, quyết liệt nhất là trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của che mẹ học sinh, và vận động học sinh ra lớp.
- Các Ban ngành đoàn thể nhất là Hội phụ nữ, Đoàn thành niên, HKH, Hội cha mẹ học sinh chưa phát triển và chưa hoạt động mạnh mẽ, chưa hiệu quả trong công tác tuyên truyền vận động.
- Đời sống nhân dân còn nghèo do vậy công tác XHHGD còn hạn chế nhất là sự huy động đóng góp của nhân dân trong việc tu sửa, xây dựng trường lớp học.
* Những nguy cơ, thách thức đối với nhà trường.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp ngày càng tăng cao; tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp đông.
- Trường lớp chưa có sự quan tâm đầu tư xây dựng, trang thiết bị còn thiếu thốn và xuống cấp; phòng làm việc, phòng ở của học sinh, lớp học chật chội, thiếu thốn, tạm bợ.
- Tỷ lệ học sinh đi học các trường khác còn cao ( chiếm 1/3 số học sinh trong độ tuổi).
6. Thành tích cơ bản của nhà trường trong năm học trước.
- 08 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; 7 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Có 5 cá nhân được trưởng phòng GD khen; 04 cá nhân được CĐGD khen, 03 CSTĐ
- 09 học sinh giỏi cấp huyện; 01 giải khuyến khích cấp quốc gia, 02 giải cấp tỉnh( 01 giải ba, 01 KK) về vận dụng kiến thức liên môn vào tình huống thực tiễn; 01 giải cấp tỉnh, 02 giải dạy học tích hợp
Phần II: Nhiệm vụ, mục tiêu và các biện pháp
thực hiện các mặt công tác của nhà trường trong năm học 2017-2018
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác quản lí giáo dục.
1. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 30/3/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; văn bản số 1575/SGDĐT- GDTrH, ngày 17/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; phòng, chống tội phạm cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong các trường học. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Thực hiện tốt các giải pháp huy động và duy trì số lượng học sinh, đảm bảo tuyển sinh năm học 2017-2018 đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; giảm thiểu học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCHTW8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo duc và đào tạo. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
3. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lí đối với các cơ sở giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên.
4. Tăng cường thực hiện các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
5. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hồ sơ chuyên môn đối với giáo viên; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả mô hình hỗ trợ giáo viên tăng chất lượng, hiệu quả làm việc tại trường trên cơ sở thực hiện linh hoạt, sáng tạo các nội dung, giải pháp định hướng tại văn bản 1360/SGDĐT-GDTrH, ngày 26/8/2013 của Sở.
6. Tổ chức tốt Hội thi - triển lãm Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cấp trường, tham gia thi cấp huyện; tham gia đầy đủ, đạt giải tại các cuộc thi cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn và dạy học tích hợp, Cuộc thi khoa học kỹ thuật, Hội khỏe Phù Đổng, các cuộc thi học sinh giỏi các cấp và các Cuộc thi, Hội thi khác của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.2 Tổ chức hoạt động giáo dục.
- Duy trì, củng cố kết quả phổ cập THCS, triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học và học sinh đi học không chuyên cần.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và khung chương trình giáo dục phổ thông, hướng dẫn giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục (trọng tâm là phân phối chương trình) định hướng phát triển năng lực học sinh của mỗi trường phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng học tập của học sinh; bố trí giảng dạy phù hợp theo 37 tuần thực học quy định tại Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017- 2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Chú trọng lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường: chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học đường. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ tai nạn thiên tai; giáo dục bảo vệ an toàn giao thông...
- Tổ chức tốt việc thực hiện dạy học 02 buổi/ngày đối theo tinh thần Công văn số 2289/SGDĐT-GDTrH về tăng cường tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày của Sở Giáo dục và Đào tạo để tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Tiếp tục củng cố, phát triển TTHTCĐ theo hướng một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh khuyết tật ra lớp với hình thức học tập hòa nhập.
- Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quán lí giáo dục.
- Thực hiện tham mưu cho Phòng GD&ĐT bỉ sung những giáo viên thiếu theo bộ môn đáp ứng tối thiểu nhu cầu giảng dạy của nhà trường.
- Thực hiện tốt công tác BDTX, đổi mới đánh giá CBQL, CBGV theo chuẩn giáo viên và chuẩn hiệu trưởng.
- Nâng cao chất lượng của các hội thi GV dạy giỏi, GVCN giỏi, tổng phụ trách đội giỏi.
- Tiếp tục BD GV năng lực nghiên cứu khoa học KT và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học KT.
- Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo nhất là chính sách đối với nhà giáo đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - Xã hội đặc biện khó khăn.
- Đảm bảo các chế độ thi dua khen thưởng, kỉ lật kịp thời với cán bộ viên chức.
- Đảm bảo các tổ chuyên môn đều có phòng làm việc, có hệ thống bàn ghế, máy tính, wifi, máy in,…
1.4. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển mạng lưới trường lớp và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm chủ động , phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục.
Chỉ đạo và thực hiện đúng, kịp thời chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh theo các văn bản hưỡng dẫn của Bộ, ngành trung ương, của tỉnh.
- Tập trung xây dựng củng cố trường bán trú để nâng cao chất lượng dạy học. Tập trung xây dựng các tiêu chí trường chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về giáo dục đào tạo đã được phê duyệt. Tích cực huy động các nguồn lực để xây dựng nhà ở cho học sinh bán trú theo hướng 3 cứng: “khung cứng, nền cứng, mái cứng” và tổ chức tốt việc học tập và ăn ở cho học sinh nội trú, bán trú.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Công tác tư tưởng chính trị.
1. Nhiệm vụ
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, đoàn kết, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư cách đạo đức tốt, mẫu mực trong nhân cách sống, là tấm gương cho học sinh noi theo.
- Tạo dựng được môi trường học đường mô phạm, thân thiện, tích cực.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư cách đạo đức tốt, mẫu mực trong nhân cách sống, là tấm gương cho học sinh noi theo.
3. Các giải pháp
- Tiếp tục triển khai và thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách HCM.
- Tăng cường xây dựng khối đoàn kết cơ quan, nền nếp, kỷ cương trường học.
- Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, nội quy cơ quan: Có bảng chấm công hàng tháng, thường xuyên nhắc nhớ rút kinh nghiệm trong các cuộc họp nhà trường.
- Xây dựng cho CBGV-CNV có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, giữ vững phẩm chất người giáo viên nhân dân.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống một cách thiết thực, cụ thể, hiệu quả: thông qua các buổi sinh hoạt động của Đoàn Thanh niên, Công đoàn, sinh hoạt chi bộ 1 lần/tháng, thông qua họp HĐSP hàng tháng hoặc qua các dịp lễ tết.
- Làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống bằng việc đánh giá đạo đức CBGV-CNV theo chuẩn nghề nghiệp và viên chức nhà nước.
- Phát huy tinh thần dân chủ trường học trong các hoạt động như ĐH Đoàn, Công đoàn, HCNVC đầu năm, họp hội đồng sư phạm...
- Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động lớn của ngành: như vận động làm theo tấm gương đạo đức HCM, Mỗi thầy cô gáo là tấm gương tự học và sáng tạo...
- Triển khai học tập rộng rãi, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và của phòng GD ngay từ đầu năm học.
- Phát huy các nhân tố CBGV-CNV là Đảng viên, CBQL trong việc gương mẫu thực hiện đường lối chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước; trong việc thực hiên các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng quy chế làm việc cuả cơ quan, quy chế dân chủ trường học, quy chế chuyên môn và một số quy định khác chi tiết cụ thể, tổ chức thực hiện ngiêm túc.
- Nâng cao công tác phê bình và tư phê bình trong chi bộ đảng và trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
- Xây dựng lề lối, phong cách làm việc năng động, tự chủ, thẳng thắn và trách nhiệm.
- Quan tâm sát sao tới đội ngũ, nắm bắt, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học.
II. Công tác thi đua – khen thưởng
1. Nhiệm vụ
- Tạo dựng được phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, hiệu quả trong nhà trường.
- Góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường
- Nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động thi đua.
- Phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trong năm học:
+ Trường Tiên tiến xuất sắc đề nghị UBND huyện tặng giấy khen.
+ Tổ lao động tiên tiến: 01 tổ.
+ Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 02 - 03 đ/c trở lên.
+ Lao động tiên tiến: 19 đ/c trở lên.
+ CĐ trường đạt CĐ cơ sở vững mạnh.
+ 01 cá nhân được Sở giáo dục tặng giấy khen
+ 02 cá nhân được UBND huyện tặng giấy khen
+ 03 cá nhân được Phòng GD khen
3. Các giải pháp
- Xác định rõ ràng các chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được trong năm, lấy biểu quyết thông nhất thông qua HNCNVC.
- Tổ chức nghiêm túc việc đăng ký thi đua đầu năm, hoàn thiện hồ sơ đăng kí thi đua, hồ sơ đề nghị công nhận thi đua đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc và thúc đẩy các tập thể, CBGV - CNV thi đua lao động, thông qua 4 đợt thi đua trong năm, thông qua thi đua chào mừng các ngày lễ lớn.
- Hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động và phong trào thi đua trong năm học; các cuộc vận động lớn của ngành và phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Tập trung trọng tâm vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục của thầy và trò. Cho giáo viên đăng kí chất lượng môn học, chất lượng bài kiểm tra ngay từ đầu năm học, giao nhiệm vụ cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Triển khai học tập rộng rãi Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác thi đua khen thưởng.
- Xây dựng kế hoạch, quy chế công tác thi đua – khen thưởng trong năm học chi tiết và cụ thể hóa trong từng đợt thi đua. tạo các nguồn quỹ thi đua khen thưởng để có nguồn khen thưởng kịp thời khích lệ tinh thần của CBGV-CNV và học sinh thi đua lập thành tích: giáo viên, học sinh đóng góp, phát triển chăn nuôi, tăng gia sản xuất tạo nguồn thi đua...Mỗi năm học giáo viên đóng 1 ngày lương, học sinh đống góp 50.000 đồng/năm. Tổng quỹ thi đua khen thưởng ước tính/ năm đạt 35.000.000 đồng. Khen thưởng nhiều hình thức: khen đột xuất cho các cá nhân có thành tích, việc làm, hành động tốt, khen vào các ngày lễ 20/11; khen định kì vào cuối kí I, cuối năm học.
- Nhanh chóng kiện toàn Hội đồng thi đua – khen thưởng và các tiểu ban thi đua trong nhà trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Tổ chức bình xét các danh hiệu thi đua nghiêm túc, công bằng, dân chủ, công khai, khách quan, có sơ kết, tổng kết công tác thi đua: Xét 2 lần trong năm vào cuối kì I, cuối năm học.
- Khen thưởng. kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng.
- Thực hiện phát huy vai trò của các gia đình CBGV văn hóa
- Thường xuyên quan tâm động viên CBGV-CNV về đời sống và công việc để tạo động lực thi đua.
III. Công tác chuyên môn
1. Giáo viên
1.1. Nhiệm vụ:
- Xây dựng nền nếp chuyên môn ổn định trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Có được thương hiệu về chuyên môn trong đội ngũ cán bộ giáo viên.
1.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành nghiêm túc các quy chế về chuyên môn.
- 100% cán bộ, giáo viên xếp loại chuyên môn từ trung bình trở lên.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 6 đ/c trở lên
+ Giáo viên giỏi cấp huyện: 5 đ/c
+ Giáo viên chủ nhiệm giỏi: 02 – 03 đ/c.
+ hồ sơ giáo án tốt: 2-3 bộ
+ Đạt giải trong các kì thi: dạy học tích hợp
- Tiếp tục bồi dưỡng những giáo viên có năng lực về chuyên môn để tạo nguồn thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong những năm học tiếp theo.
1.3. Các giải pháp.
- Phân công 01 đ/c trong BGH phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường.
- Thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán 9 bộ môn văn hóa cơ bản, tham mưu chế độ chính sách, tạo cơ chế làm việc cho đội ngũ này, phát huy chất lượng bồi dưỡng hè của đội ngũ cốt cán vào bồi dưỡng thường xuyên trong năm theo kế hoạch của nhà trường..
- Triển khai học tập rộng rãi các văn bản chỉ đạo về chuyên môn.
- Xây dựng quy chế chuyên môn, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế về chuyên môn.
- Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về việc đánh giá xếp loại học sinh nghiêm túc, khách quan theo đúng Quy chế, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Xây dựng PPCT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức giảng dạy bám sát PPCT và chuẩn KTKN.
- Tổ chức cho giáo viên đăng kí chất lượng đầu năm; Bám sát với các chỉ tiêu về chất lượng cho từng môn học mà Phòng GD đưa ra để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Xác đinh các mục tiêu phấn đấu về chuyên môn trong năm học bám sát với các tiêu chí trong hướng dẫn thi đua khen thưởng của ngành.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học.
- Nâng cao công tác BD thường xuyên và tự BD.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, đảm bảo bảo về nhân cách.
- Phát hiện ra những nhân tố mới, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.
- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lương đội ngũ.
- Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong nhà trường.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua: GV dạy giỏi cấp trường tổ chức vào tháng 10, chấm hồ sơ giáo án tốt vào tháng 4, thi đua chào mừng các ngày lễ lớm trong năm 20/11, 26/3…
- Thống nhất xây dựng nội quy chuyên môn của nhà trường trong năm học.
- Cho các tổ, cá nhân đăng kí thi đua, chỉ tiêu chất lượng giảng dạy. Giao chỉ tiêu về thi đua, chất lượng giảng dạy cho từng tổ, cá nhân.
- Phân công công tác phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
- Tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn; đẩy mạnh chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhưng phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng học sinh.
- Trong điều kiện nhà trường đầu năm thiếu giáo viên do giáo viên chuyển vùng công tác nhiều, thực hiện bố trí dạy 2 ca, BGH đúng lớp thêm đối với những môn thiếu giáo viên; xin Phòng GD bổ sung giáo viên khi có nguồn.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tự BDTX.
- Tăng cường công tác thanh – kiểm tra trong chuyên môn đánh giá đúng thực chất; thanh kiểm tra, dự giờ đột xuất.
- Coi trọng việc sưu tầm, phổ biến các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về đổi mới kiểm tra đánh giá các môn học. Đổi mới việc ra đề thi, coi đây là một trong những giải pháp chính tạo động lực đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH trong nhà trường. Việc ra đề kiểm tra thực hiện bám sát với PPCT do giáo viên xây dựng, chú ý đến việc định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tạo ngân hàng đề kiểm tra từ bài kiểm tra 45 phút trở lên.
- Quan tâm sát sao tới đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi để anh em phát huy năng lực sở trường của bản thân, phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu.
- Nâng cao dần yêu cầu trong công tác và mức độ hoàn thành công việc được giao. Giao chỉ tiêu chất lượng, số lượng cho từng giáo viên, kèm theo động viên khen thưởng kịp thời, xỷ lí nghiêm những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện đánh giá viên chức, thi đua khen thưởng, nâng lương theo định mức hoàn thành nhiệm vụ theo từng mức độ cụ thể.
2. Học sinh.
2.1. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
- Giáo dục học sinh có được phẩm chất đạo đức của người học sinh trong thời đại mới. Góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh. Đặc biệt tăng cường, đẩy mạnh GDKNS cho học sinh.
- Tạo dựng được môi trường học đường lành mạnh, thân thiện, tích cực.
- Học sinh nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Tạo dựng được phong trào thi đua học tập tích cực trong trường học.
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nhất là chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh Giỏi và học sinh tốt nghiệp vào học cấp PT, học nghề.
2.2. Chỉ tiêu cụ thể.
* Về đạo đức:
- 100% học sinh chấp hành nghiêm túc nôi quy trường lớp.
- 100% học sinh không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội.
- Chỉ tiêu phấn đấu về đạo đức:
+ Tốt: 60 % trở lên
+ Khá: 30 % trở lên
+ Trung bình: 10 %
+ Yếu: 0%.
* Về văn hóa:
- 98% học sinh tham gia học tập nghiêm túc.
- Các chỉ tiêu về giáo dục văn hóa:
+ Giỏi: 3%; Khá: 32%; TB: 60%; Yếu: 5%
+ Tỷ lệ chuyển lớp thẳng: 98% trở lên.
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 100%
+ Học sinh giỏi: HSG cấp trường 10 – 15 em trở lên = 5,2%. Cấp huyện: HSG MTCT = 01 em, HSG các môn văn hóa cấp huyện = 9-10 em ( trong đó: văn 6 1 em; toán của khối 7 đạt 1 em; Địa 9 đạt 1 em; Địa 8 đạt 1 em; GDCD 9 đạt 1 em; Hóa 9 đạt 1 em; Sử 9 đạt 1 em; Sinh 9 đạt 1 em; Sinh 8 đạt 1 em), HSG cấp tỉnh đạt 1 em.
+ Đạt 01 giải học sinh tham gia thi nghiên cức KH-KT cấp huyện.
+ Đạt 01 giải thi vận dụng kiến thức liên môn cấp huyện.
2.3. Các giải pháp.
- Triển khai cho học sinh học tập nghiêm túc nội quy trường lớp, nội quy trường lớp ngay từ đầu năm học, khu nội trú được dán công khai.
- Nhanh chóng ổn định tổ chức lớp học và mọi nền nếp của học sinh.
- Tổ chức tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh cả trên và ngoài lớp, cả trong và ngoài nhà trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng quy chế học sinh, nội quy khu nội trú, nhà trường dành cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở nội trú. Các hoạt động của nhà trường tổ chức và các hoạt động của ngành tổ chức học sinh phải thực sự là chủ nhân của các hoạt động đó, được tham gia, được trải nghiệm.
- Giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương đồng bào, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và có tấm lòng nhân ái.
- Giáo dục ATGT, phòng tránh tai nạn thương tích; GD học sinh tránh xa với lá ngón; hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính; phòng chống nạ buôn người và trẻ em...
- Thành lập Tổ tư vấn học đường nhằm tư vấn, giúp đỡ các em học sinh về các biến đổi tâm sinh lý, kĩ năng sống, tổ tư vấn hoạt động hàng tuần.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện việc chấm điểm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của các lớp thường xuyên, cuối kì, cuối năm tổng kết đánh giá, khen thưởng .
- Tạo dựng khí thế thi đua sôi nổi trong nhà trường, khí thế thi đua giữa các tập thể lớp, giữa các học sinh...
- Có chế tài xử lí chặt chẽ việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường, nội trú; có những biểu hiện đạo đức đi xuống.
- Nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân và việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua các môn học.
- Tăng cường các hình ảnh, băng rôn khẩu hiệu, sách báo trong nhà trường để học sinh được đọc, nghe, nhìn thấy...
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ TDTT; các hoạt động Đội nhằm tuyên truyền đạo đức, văn hóa và pháp luật vào các dịp lễ của đất nước, tết người Mông, 20/11, 26/3...
- Nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa cho học sinh. Thực hiện giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thực hiện sử dụng tốt đồ dùng, phương tiện, CNTT trong giảng dạy.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm của cấp học THCS.
- Tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học , từ đó có định hướng phân loại đối tượng học sinh để thực hiện giảng dạy bám sát đối tượng.
- Duy trì tốt tỷ lệ học sinh chuyên cần; thi đua hàng tuần giữa các tập thể lớp về duy trì sĩ số. Phát huy vai trò của trường PTDTBT trong việc rèn rũa nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực hiện kiểm tra. giám sát, theo dõi sĩ số học sinh các lớp trên cả 3 buổi bằng hệ thống sổ theo dõi của phó hiệu trưởng. Thực hiện đánh giá tỷ lệ chuyên cần của các lớp, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm theo từng tuần, tháng và cuối mỗi kì học. Đánh giá thi đua các lớp và GVCN vào cuối kì.
- Thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Thực hiện kiểm tra đánh giá sát với đối tượng học sinh: Giáo viên tự xây dựng PPCT theo định hướng phát triển năng lực học sinh và sau đó BGH phê duyệt từ đầu năm học; khi kiểm tra đánh giá BGH, Phòng GD sẽ ra đề bám sát với PPCT giáo viên đã xây dựng đảm bảo kiểm tra đánh giá đúng đối tượng học sinh.
- Thực hiện xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức sau mỗi bài dạy để hình thành các câu hỏi ôn tập cho học sinh; xây dựng hệ thống đề kiểm tra từ một tiết trở lên theo cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận tạo ngân hàng đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh.
- Phân loại đối tượng học sinh, lên kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh; giao những đối tượng học sinh yếu chưa đọc thông viết thạo, chưa biết tính toán cho 01- 02 giáo viên kèm cặp chỉ tiêu đặt ra là cuối năm phải biết đọc, viết thạo, tính toán phép tính cơ bản. Hàng tháng, giữa kì, cuối kì, cuối năm BGH kiểm tra chất lượng đánh giá và định hướng.
- Thực hiện xây dựng nề nếp học bài trên lớp vào buổi tối và tự học bài ở nhà nghiêm túc hiệu quả; Hướng dẫn học sinh phương pháp học bài ở nhà, thực hiện tốt việc tự học và chuẩn bài trước khi lên lớp.
- Lựa chọn học sinh giỏi các môn thông qua kiểm tra chất lượng đầu năm: lập danh sách bồi dưỡng học sinh giỏi theo môn theo từng khối, lựa chọn giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm và tâm huyết ra quyết định thành lập tổ BDHSG ngay từ đầu năm. BGH xem xét các nội dung BD định hướng cho giáo viên BD để đảm bảo chất lượng và kết quả BD. Thực hiện yêu cầu giáo viên lập kế hoạch, lên chương trình bồi dưỡng ngay từ đầu tháng 9; kế hoạch, chương trình được BGH phê duyệt; thực hiện ra đề kiểm tra thường xuyên để đánh giá mức độ tiến bộ khi ôn luyện của học sinh để có những điều chỉnh khi bồi dưỡng. Thực hiện quan tâm động viên cả giáo viên và học sinh để thầy và trò đạt kết quả tốt. Thực hiện khen thưởng ở từng hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh: Đối với học sinh khen 50.000 đồng nếu đạt HSG cấp trường, 100.000 đồng nếu đạt HSG cấp tỉnh và tổ chức cho các cháu được đi tham quan du lịch Điện Biên tạo nguồn hứng khởi cho năm sau. Đối với giáo viên: khen BD học sinh đạt giải cấp trường là 100.000 đồng, cấp huyện là 200.000 với giải KK, 400.000 với giải ba, 600.000 với giải nhì và 900.000 với giải nhất; cấp Tỉnh khen 400.000 với KK, 600.000 với giải ba, 900.000 với giải nhì và 1.200.000 với giải nhất. Các CBGV có giải HSG được tổ chức đi tham quan và học tập.
- Quan tâm sát sao tới học sinh, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy bộ môn. Thực hiện việc phối hợp, thông tin liên lạc thường xuyên với gia đình học sinh trong việc kết hợp giáo dục học sinh.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Tăng cường giáo dục kĩ năng sống, phương pháp học tập của học sinh. Mỗi tuần thực hiện giáo dục 01 kĩ năng sống cho học sinh, chú trọng các kĩ năng sống cho học sinh khi ở bán trú. Thực hiện các tiết học, buổi học trải nghiệm sáng tạo lồng ghép với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết học trên lớp.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua trong học tập nhất là tự học bài ở nhà và học buổi tối .
- Cố gắng sắp xếp về csvc để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức tốt việc phụ đạo và bồi dưỡng cho học sinh: phát huy vai trò ôn tập và rèn luyện ở buổi thứ 2; tăng cường phục đạo, bồi dưỡng học sinh ở cả 3 buổi.
- Thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp, hiệu quả; chú trọng đến dạy học theo phân loại đối tượng học sinh chuyên theo hình thức
- Thực hiện giảng dạy cuốn chiếu các môn chuyên đảm bảo theo PPCT; dành thời gian còn lại để cho giảng dạy và học tập các môn văn hóa, ôn tập các môn văn hóa; thống nhất với giáo viên, động viên cán bộ giáo viên tăng cường lên lớp buổi tối để cùng học sinh học bài và quản lí học sinh.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh. - Phối kết hợp chặt chẽ giữa 'Nhà trường - Gia đình - Xã hội" trong công tác giáo dục học sinh.
IV. Quản lý sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất – Thiết bị - Thư viện
1. Nhiệm vụ:
- Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các trang thiết bị trong nhà trường.
- Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong việc dạy – học.
- Hệ thống thiết bị, thư viện, các phòng học bộ môn đảm bảo cho giáo viên và học sinh sử dụng trong công tác dạy - học.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức trong việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất – Thiết bị - Thư viện, phòng học bộ môn.
- 100% học sinh có ý thức trong việc bảo quản tài sản chung.
3. Các giải pháp
- Phân công 01 đ/c trong BGH phụ trách về cơ sở vật chất của nhà trường, thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra phòng thiết bị - thư viện, phòng học bộ môn, các lớp học và các phòng khác...
- Giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên đặc biệt là nhân viên tổ Văn phòng và nhân viên thiết bị - thư viện.
- Tổ chức tự làm đồ dùng dạy – học bằng những nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền. Mỗi tổ có 01 bộ đồ dùng tự tạo/kì học
- Khai thác phòng học chức năng một cách triệt để đảm bảo nâng cao chất lượng thực hành.
- Thường xuyên quét dọn, lau chùi phòng TB-TV, đồ dùng thiết bị thư viện 2 lần/tháng; sắp xếp khoa học, " dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy".
- Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục. BGH thường xuyên kiểm tra việc mượn và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn của CBGV hàng tháng.
- Khai thác, quản lí, sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn: bố trí sắp xếp vị trí chồ ngồi cho học sinh khoa học dễ quản lí, niêm yết nội quy phòng học bộ môn trong từng phòng.
- Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức hội thi tạo thêm những đồ dùng dạy học chưa có ở thư viện.
- Tiến hành kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị - thư viện định kỳ và đột suất Nắm bắt tình hình thực tế ; uốn nắn, điều chỉnh kịp thời; Có kế hoạch tu sửa, bổ sung...
V. Công tác quản lý nội trú.
1. Nhiệm vụ.
- Thu hút học sinh ra lớp, làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh.
- Đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về nơi ăn ở và học tập của học sinh.
- Tạo ngôi nhà bán trú chung cho học sinh yên tâm ăn ở và học tập; Thực hiện tốt việc nấu ăn bán trú cho học sinh; nấu ăn đảm bảo VSATTP. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác quản sinh thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ được giao.
- 100% học sinh ở nội trú chấp hành nghiêm túc nội quy khu khu nội trú, được quan tâm, chăm lo thường xuyên và được hưởng mọi chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
- 100% học sinh được giáo dục các kĩ năng sống, tham gia laoo động, tăng gia sản xuất.
3. Các giải pháp.
- Thực hiện hoạt động theo quy chế hoạt động của trường PTDTBT.
- Tổ chức tốt công tác quản sinh, đặc biệt vào mùa mưa bão, hanh khô, Tết Mông...
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh, thực hiện tốt phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách cho học sinh.
- Thực hiện nấu ăn bán trú đảm bảo VSATTP
- Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất khu nội trú đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của học sinh.
- Nắm bắt cụ thể nhu cầu ở nội trú của học sinh, bố trí phòng ở phù hợp nhất trong điều kiện thực tế của nhà trường. Phân thành 2 khu ở nam nữ, tách biệt phòng tránh các hiện tượng tình cảm giữa nam nữ xảy ra.
- Kiện toàn Ban quản sinh ngay từ đầu năm học, phân công công tác cụ thể cho từng thành viên. Giao nhiệm vụ cho từng thành viên quản lí sĩ số; việc thực hiện nề nếp ăn ở theo từng phòng chặt chẽ ở cả 03 buổi/ngày/tuần. BQL theo dõi, quản lí chặt chẽ việc thực hiện trực của giáo viên và học sinh ở cả 3 buổi, thường xuyên kiểm tra việc vệ sinh, ăn ở, tham gia học tập của học sinh.
- Thành lập tổ tư vấn học đường, thường xuyên giúp đỡ học sinh trong việc sinh hoạt, học tập hàng ngày nhất là đối với học sinh nhỏ và học sinh nữ; giúp đỡ các em học sinh về các biến đổi tâm sinh lý, kĩ năng sống, tổ tư vấn hoạt động hàng tuần. Thường xuyên giáo dục học sinh các kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy, bạo lực học đường, tự tử bằng lá ngón, nạ tảo hôn, tình yêu và giới tính, phòng tránh điện giật…
- Triển khai cho học sinh học tập nghiêm túc nội quy trường lớp, nội quy trường lớp ngay từ đầu năm học, khu nội trú được dán công khai.
- Nhanh chóng ổn định tổ chức lớp học và mọi nền nếp của học sinh.
- Thực hiện cho học sinh đăng kí vào ở nội trú và phải cam kết với nhà trường về việc tuân thủ các quy định, nội quy nội trú.
- Tạo dựng khí thế thi đua sôi nổi trong nhà trường, khí thế thi đua giữa các tập thể lớp, giữa các học sinh trong việc thực hiện ăn ở vệ sinh, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động TDTT, VHVN; tham gia lao động, tăng gia sản xuất…giao nhiệm vụ cho mỗi lớp tự tạo 01 vườn rau trồng để cung cấp rau cho bếp ăn nhà trường, tạo quỹ lớp, phấn đấu mỗi lớp có 3.000.000 đồng tiền quỹ/ năm.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong công tác giáo dục, quản lí học sinh.
- Thực hiện thường xuyên sửa chữa các hệ thống csvc của khu nội trú: chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chập điện, hở điện; phòng bão gió, lũ lụt, thiên tai…
- Có chế tài xử lí chặt chẽ việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường, nội trú; có những biểu hiện đạo đức đi xuống.
- Tổ chức nấu ăn cho hoc sinh khoa học đảm bảo VSATTP. Công khai việc thực hiện nấu ăn học sinh: thực đơn hàng ngày, chi tiêu tài chính.
- Tăng cường tăng gia sản xuất cung cấp thêm chất lượng các bữa ăn cho học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt nội trú thường xuyên, đánh giá nhận xét từng mặt, rút kinh nghiệm theo tuần.
- Quan tâm sát sao tới tình hình khu nội trú, nắm bắt và xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy ra.
- Phát huy nội lực, tận dụng mọi nguồn lực giúp đỡ bên ngoài nhà trường để xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất khu nội trú cho học sinh. Thực hiện tăng cường các điều kiện csvc cho các phòng nội trú, nhà ăn để đảm bảo sinh hoạt cho học sinh.
VI. Hoạt động lao động, hướng nghiệp, giáo dục kỹ thuật tổng hợp
1. Nhiệm vụ:
- Học sinh biết được những kỹ năng, kỹ thuật lao động cơ bản trong cuộc sống.
- Tổ chức có hiệu quả công tác lao động, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh những kỹ thuật lao động tối thiểu.
- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế của địa phương, năng lực của học sinh, giúp học sinh cách nhìn đúng hơn về hướng phát triển trong tương lai, từ đó học sinh có những định hướng đúng về nghề nghiệp. Thực hiện phân luồng sau tốt nghiệp THCS góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực trong công tác lao động của nhà trường.
- 100% học sinh được hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản trong lao động phổ thông.
- 100% học sinh lớp 9 được giáo dục định hướng nghề nghiệp trong nhà trường.
3. Các giải pháp:
- Phân công 01 giáo viên kiêm nghiệm phụ trách công tác lao động trong nhà trường.
- Lên kế hoạch lao động cụ thể trong từng tuần, phù hợp trong điều kiện thực tế của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hình thức hướng nghiệp tư vấn nghề nghiệp từ năm lớp 9, thực hiện tích hợp HĐGDHN vào các bộ môn công nghệ và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Các lớp chủ nhiệm tổ chức hoạt động lao động trong nhà trường, phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, hàng tháng.
- Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức học sinh lao động và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Phối kết hợp tốt giữa 3 môi trường giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội”.
VII. Hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội.
1. Nhiệm vụ:
- Học sinh hiểu những kỹ năng cơ bản trong các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt đông xã hội: nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa…
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, nâng cao vị thế người thầy trong xã hội và góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập trong đời sống xã hội.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường: chào mừng 20/11, 22/12, 26/3; hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp huyện ; tìm hiểu văn hóa dân gian của người Mông, của dân tộc…
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hội thi, hội diễn…
- Tạo điều kiện để học sinh được tham gia các công tác xã hội, giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hóa, đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước…
- Rèn nền nếp, ý thức, tác phong cho học sinh khi tham gia các hoạt động tập
- Triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các phong trào hoạt động do ngành và các tổ chức chính trị, xã hội phát động.
- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể trong năm học và được chi tiết hóa trong từng giai đoạn, theo từng chủ đề, chủ điểm.
- Đa dạng hóa các nội dung và hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động VH-VN, TDTT, các hoạt động giáo dục KNS, hoạt động trải nghiệm sáng tạo….
- Khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội; có khen, có chê, có rút kinh nghiệm…
VIII. Xã hội hóa công tác giáo dục
1. Nhiệm vụ:
- Đảng ủy - Chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn hiểu được: "Giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân".
- Tăng cường sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của cộng đồng, của nhân dân, của các nguồn lực bên ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, vận động, duy trì sĩ số học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và sự gắn kết chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 95% trở lên.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
- Công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh.
3. Các giải pháp:
- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể trong công tác xã hội hóa giáo dục Tham mưu đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND – UBND xã và triển khai thực hiện. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
- Chủ động, tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo, cho Đảng ủy – chính quyền địa phương về công tác giáo dục của nhà trường và công tác giáo dục trên địa bàn.
- Tạo dựng niềm tin, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong cộng đồng xã hội.
- Huy động sự đóng góp của nhân dân và xã hội, các tổ chức từ thiện trong việc tu sửa, làm mới csvc, nâng cao chất lượng đời sống của các cháu học sinh.
- Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã: Tổ chức thành lập các HKH tại các điểm bản, phát huy vai trò của các chủ tịch HKH tại các bản trong việc xây dựng các gai đình văn hóa, gia đình, dòng họ hiếu học. Tạo các nguồn kinh phí hoạt động cho hội từ đóng góp của các gia đình dân bản, quán xá, doanh nghiệp...Hàng năm tổ chức công tác khen thưởng cho cán bộ giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, khen thưởng những gia đình có nhiều con cái, cháu chắt đi học...Cụ thể số tiền khen thưởng: GV BD HSG đạt giải cấp huyện 100.000 đồng, cấp tỉnh 200.000 đồng; Học sinh đạt giải cấp huyện 50.000 đồng, cấp tỉnh 100.000 đồng; Gia đình hiếu học 500.000 đồng; học sinh đỗ ĐH, CĐ thưởng 500.000 đồng.
- Tổ chức hội nghị chuyên đề về giáo dục hàng năm đưa ra các nghị quyết thực hiện, những biện pháp, giải pháp cho giáo dục; kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ các bản trong việc tham gia và thực hiện tốt công tác giáo dục trên địa bàn.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về tầm quan trọng của công tác giáo dục và vai trò to lớn của toàn xã hội đối với việc phát triển giáo dục – đào tạo.
- Tham mưu cho UBND xã ra quyết định thành lập ban Chỉ đạo phổ cập, ban Vận động học sinh…Có kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho từng thành viên.
- Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia đóng góp công sức, tiền của, vật chất của nhân dân trong việc khắc phục những khó khăn về csvc đảm bảo đời sống, học tập của giáo viên và học sinh.
- Tổ chức họp và thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và của nhà trường, làm tốt công tác thông tin hai chiều.
IX. Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
A. Tổ chức Đảng
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Đảng trong nhà trường, phát huy được vai trò lãnh đạo nhà trường của tổ chức Đảng.
- Tăng cường được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và công tác phát triển Đảng viên.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- Chi bộ Đảng đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.
- 100% các kế hoạch chỉ đạo và nghị quyết của nhà trường đều được Chi bộ thông qua.
- Tham gia bồi dưỡng đối tượng Đảng: 01– 02 đ/c trở lên.
3. Các giải pháp:
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đảng trong công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường.
- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và thấm nhuần mục tiêu lý tưởng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Đảng trong nhà trường, trên nguyên tắc lãnh đạo bằng việc phát huy chế độ thủ trưởng theo quy định của nhà nước và trực tiếp là Điều lệ trường phổ thông.
- Triển khai học tập nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
- Phát huy vai trò đi đầu, tích cực của mỗi đảng viên trong mọi hoạt động.
- Sinh hoạt và đóng Đảng phí đúng quy điịnh
- Tăng cường sự giám sát của Đảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường và các tổ chức Đoàn thể.
- Xét 02 cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia học lớp cảm tình đảng.
B. Tổ chức Công đoàn cơ sở
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường, phát huy được vai trò quản lý nhà trường của tổ chức Công đoàn.
- Xây dựng được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức.
- Phấn đấu để đạt được các danh hiệu thi đua trong năm.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Công đoàn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- 100% chế độ chính sách của cán bộ giáo viên, nhân viên được đảm bảo.
- 100% các kế hoạch hoạt động của nhà trường được tổ chức Công đoàn tham gia ý kiến đóng góp xây dựng và ngược lại.
- 100% gia đình nhà giáo đạt gia đình văn hóa.
- Tập thể trường đạt trường văn hóa cấp huyện.
3. Các giải pháp:
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường, trên nguyên tắc phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau.
- Triển khai học tập nghiêm túc Luật lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật thi đua – khen thưởng...
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm.
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Công đoàn trong công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường.
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ viên chức.
- Tổ chức cho đoàn viên tham gia quản lý trường học, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành.
- Tổ chức tốt công tác thi đua khối cán bộ viên chức. Thường trực thi đua.
- Tham gia xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, phẩm chất nhà giáo, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Đẩy mạnh các hoạt động thi đua: trường học thân thiện, học sinh tích cực; thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo, xây dựng các gia đình nhà giáo văn hóa...
- Ra quy chế thi đua khen thưởng chi tiết cụ thể mang tính thúc đẩy, công bằng khách quan. Thông qua HNCNVC thống nhất và tổ chức thực hiện.
- Đưa ra những tiêu chí thi đua cụ thể, chi tiết để CBGV-CNV nắm bắt thi đua đồng thời thuận lợi cho qúa trình xét thi đua khen thưởng.
- Phát huy vai trò đi đầu, tích cực của mỗi đoàn viên công đoàn trong công tác.
- Phát triển phong trào trồng rau, nuôi lợn trong cán bộ giáo viên, của nhà trường để tạo nguồn kinh phí hoạt động: phấn đấu 2 đàn = 20 con lợn/năm, ước tính số tiền lãi là 30.000.000 đồng.
- Thường xuyên thăm hỏi động viên những cán bộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ hoặc bản thân ốm đau, có chuyện vui buồn.
- Tổ chức cho anh chị em thăm quan học hỏi, vui chơi ngoài giờ lao động.
C. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Tăng cường được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Chi đoàn trường đạt Chi đoàn vững mạnh.
- 100% các kế hoạch hoạt động của Chi đoàn trường đều được định hướng chỉ đạo sát sao theo đúng các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể.
- 100% các kế hoạch chỉ đạo của nhà trường Đoàn thanh niên đều được tham gia ý kiến đóng góp xây dựng.
- Tổ chức HKPĐ cấp trường, tham gia thi HKPĐ cấp huyện. Phấn đấu đạt các giải cao trong các môn thể thao thế mạnh: Đẩy gậy, bắn nỏ, cờ vua
3. Các giải pháp:
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức khác trong nhà trường trên cơ sở phối hợp, cộng tác, xây dựng, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Phối hợp xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Tổ chức vận động, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
- Tổ chức tốt phong trào thi đua khối học sinh.
- Phối hợp triển khai, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành. Xây dựng cơ sở đoàn vững mạnh.
- Thực hiện tốt việc tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
- Tổ chức cho các lớp tự lựa chọn vận động viên, GVCN cho các em tập luyện các môn của HKPĐ đăng kí tham gia thi HKPĐ cấp trường vào tháng 11/2017. Từ đó nhà trường lựa chọn những vận động viên có thành tích cao thành lập đội tuyển tổ chức tập luyện tham gia thi HKPĐ cấp huyện. Phấn đấu tham gia thi đấu các môn: đẩy gậy, băn nỏ, điền kinh, cờ vua, bóng ném, erobic. Các môn tham gia đều có giải.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm và trong từng đợt thi đua.
- Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên giáo viên vào phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” và các hoạt động của trường học.
- Đưa ra quy chế hoạt động của Đoàn: cụ thể, chi tiết thiết thực, thúc đẩy các hoạt động phòng trào VH-VN của thầy cô và học sinh.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cho CBGv, học sinh chào mừng Đảng, khai xuân, 26/3, 20/11 ngày Tết truyền thống của dân tộc và của người Mông nhằm tạo sân chơi cho thầy và trò và thu hút học sinh đến trường trong các thời điểm nóng.
D. Đội thiếu niên TP Hồ Chí Minh.
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng cho học sinh được nề nếp học tập: tự giác, tích cực, chủ động
- Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh theo chủ đề, chủ điểm: Thiếu nhi Việt Nam thi đua lằm theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Đẩy mạnh các hoạt động bề nổi: ca múa hát tập thể, văn hóa văn nghệ, các sân chơi tri thức cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Kết nạp được 100% học sinh vào Đội TNTPHCM.
- 100% các kế hoạch hoạt động của Đội được Đoàn trường định hướng chỉ đạo sát sao theo đúng các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể.
- Đội đạt Hội đồng đội vững mạnh
- Có 80% đôi viên hàn thành chương trình rèn luyện đội viên
- Tham gia thi chỉ huy Đội cấp huyện
3. Các giải pháp:
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Phối hợp xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Tuyên truyền phổ biến luật trẻ em, các văn bản liên quan đến trẻ em
- Giáo dục lí tưởng, truyền thống cho đội viên
- Trong năm xây dựng được cho học sinh toàn trường một bài đồng diễn tập thể
- Xây dựng nề nếp học tập nghiêm túc cho học sinh ở cả 3 buổi học; thực hiện nề nếp ăn ở sinh hoạt, học tập của trường bán trú
- Tổ chức tốt phong trào thi đua khối học sinh.
- Thực hiện tốt việc tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
- Tiếp tục thực hiện chương trình thắp sáng ước mơ Điện Biên gắn với hoạt động định hướng nghề cho học sinh THCS
- Thực hiện ngiêm túc lễ chào cờ hàng tuần theo chủ đề, chủ điểm
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm và trong từng đợt thi đua; theo chủ đề, chủ điểm.
- Kiện toàn Hội đồng Đội của trường ngay từ đầu năm học; tập huấn cho các liên Đội thực hiện các nhiệm vụ, kĩ năng của Đội
- Xây dựng đội cờ Đỏ thực hiện giám sát, chấm thi đua nề nếp học tập, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp của các chi đội.
- Thực hiện tuyên truyền có hiệu quả các nghị quyết của Hội đồng Đội các cấp
- Tăng cường giáo dục học sinh về ý thức đạo đức thiếu nhi, giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới của đất nước.
- Thực hiện các chương trình kế hoạch nhỏ, các chương trình từ thiện, các buổi nêu gương người tốt việc tốt
X. Công tác phổ cập giáo dục
1. Nhiệm vụ:
- Giữ vững những thành quả đã đạt được trong công tác phổ cập giáo dục THCS và duy trì chuẩn phổ cập trong những năm tiếp theo.
- Nâng cao chất lượng học sinh BT.THCS.
- Nâng cao trình độ dân trí, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Huy động 95% số trẻ TNTH năm 2016-2017 vào học lớp 6
- Học sinh trong độ tuổi 11-14 phải PC học THCS đạt 90%
3. Các giải pháp:
- Duy trì, đẩy mạnh hoạt động của BCĐ phổ cập. Nêu cao trách nhiệm củ từng thành viên.
- Tham mưu đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND - UBND xã về công tác phổ cập giáo dục.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về công tác phổ cập giáo dục.
- Hoàn thành chỉ tiêu về PCGD THCS năm 2017.
- Hoàn thiện hồ sơ duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS của xã năm 2017.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2017 và xây dựng thực hiện kế hoạch duy trì chuẩn trong những năm tiếp theo. Thực hiện mở 02 lớp BT duy trì: 01 lớp 7 với 23 học sinh; 01 lớp 9 với 30 học sinh; thời gian mở từ 15/9/2017.
- Triển khai điều tra, cập nhật và chốt dữ liệu phổ cập năm 2017.
- Làm tốt công tác điều tra và cập nhật dữ liệu vào phần mềm phổ cập theo quy định
- Giao 01 giáo viên thực hiện nhiệm vụ làm công tác phổ cập của nhà trường.
- Thực hiện huy động và mở các lớp BT từ những đối tượng học sinh bỏ học ngoài nhà trường để tạo nguồn duy trì và nâng cao các tiêu chí chuẩn PC.
- Thường xuyên cập nhật, theo dõi các thông tin của các đối tượng PC để nắm bắt chính xác thông tin và có định hướng thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị trường bạn trên địa bàn tổ chức điều tra, cập nhật đầy đủ thông tin PC theo định kì: cuối tháng 9, đầu tháng 6 hàng năm.
- Nâng cao chất lượng và duy trì tốt sĩ số của các lớp phổ thông, thu hút học sinh ra học phổ thông để giảm dần việc huy động và mở các lớp BT tiến tới xóa các lớp BT.
- thực hiện huy động và giảng dạy tốt các lớp BT, dạy học bám sát đối tượng học sinh.
XI. Kiểm tra nội bộ
1. Nhiệm vụ:
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương cơ quan.
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Kiểm tra HĐSP của giáo viên: 100% cán bộ, giáo viên
+ Kiểm tra toàn diện: 20% trở lên.
+ Kiểm tra hoạt động của tất cả các tổ bộ môn
+ Kiểm tra chuyên đề các hoạt động của nhà trường: 100% các hoạt động
3. Các giải pháp:
- Nhanh chóng kiện toàn ban kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra toàn diện, chuyền đề theo đúng kế hoạch kiểm tra nôi bộ, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra.
- Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ trên tất cả các phương diện.
- Phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh, xử lý kịp thời. tạo sự thúc đẩy trong công việc cho CBGV-CNV.
- Hoàn thiện hồ sơ theo dõi thanh kiểm tra hàng năm của cán bộ giáo viên.
- Rèn tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra và uốn nắn kịp thời những sai phạm. Chú trọng vào công tác tài chính và công tác chuyên môn.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm ra để đem lại hiệu quả.
- Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng.
XII. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
1. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo giai đoạn và trong từng năm theo các tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia
- Phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia: năm 2020.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Xây dựng trong năm học duy trì đạt chuẩn các tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường.
+ Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội
- Xây dựng và thực hiện hoàn thành các tiêu chí 3,4 trong những năm tiếp theo.
+ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí giáo viên, nhân viên
- Thực hiện duy trì đạt tiêu chí 1; tiếp tục thực hiện đạt tiêu chí 2 trong năm học 2018-2019; tiêu chí 3 năm 2019- 2020.
+ Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục.
- Thực hiện hoàn thành tiêu chí 3,4,5 trong năm học 2017-2018
+ Tiếp tục hoàn thành các tiêu chí 1, 2 trong năm học 2019-2020
+ Tiêu chuẩn 4: Tài chính, Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Thực hiện duy trì tiêu chí 1 và tiêu chí 5
- Tiêu chí 2,3,4 phấn đấu đạt năm 2020
3. Các giải pháp
- Triển khai học tập rộng rãi các tiêu chuẩn công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia trong nhà trường đặc biệt là CBGV-NV.
- Kế hoạch cần được xây dựng cụ thể trong từng giai đoạn và phải bám sát các tiêu chuẩn quy định. Mỗi năm học xác định phấu đừng tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.
- Cần xây dựng được các tiêu chí: về đội ngũ, chất lượng đội ngũ học sinh, công tác XHH, cơ cấu tổ chức của nhà trường trước. Riêng tiêu chí csvc tham mưu và chờ sự đầu tư để đảm bảo đạt chuẩn vào thời gian ngắn nhất khi csvc được đầu tư.
- Chủ động tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Thu hút sự tham gia của tập thể nhà trường cùng chung tay góp sức để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể cho từng năm và từng giai đoạn.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vân động, công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
XIII. Công tác xây dựng trường học thân thiện.
1. Nhiệm vụ:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Phấn đấu xây dựng được cảnh quan, khuân viên trường học Xanh - Sạch - Đẹp, phù hợp trong điều kiện thực tế.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức giữ gìn, xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất, tài sản nhà trường đặc biệt là môi trường học đường.
- 100% học sinh (đặc biệt là học sinh ở nội trú) được quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, được hưởng mọi chế độ chính sách theo quy định.
- Phấn đấu xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tích cực.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức tốt công tác xây dựng cảnh quan, khuân viên trường học, bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hai mục tiêu, năm yêu cầu và năm nội dung của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Quan tâm, chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhất là học sinh ở nội trú.
- Làm tốt công tác quy hoạch khuân viên nhà trường.
- Phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực để xây dựng và phát triển nhà trường.
- Nắm bắt cụ thể, chính xác tinh thần của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện và triển khai sâu rộng trong, ngoài nhà trường.
- Thực hiện xây dựng hệ thống bồn hoa cây cảnh. cây bóng mát. Giao cho từng tổ khối giáo viên và các lớp, giao cho 01 BGH phối hợp với Công đoàn tổ chức thực hiện. Phát triển các bồn hoa nhà trường, trồng thêm các cây xanh, bóng mát vào hệ thống sau các lớp học và nhà ăn học sinh.
- Tổ chức tạo hệ thống các thùng rác có ở tất cả các lớp và phòng làm việc, ở sân trường và sân nội trú.
- GD học sinh ý thức vệ sinh cá nhân, trường lớp, sạch sẽ: vào mỗi buổi sáng, dọn vệ sinh trường lớp, phòng ở hàng ngày.
- Xây dựng quy chế khen, chê phù hợp.
XIV. Công tác tuyển sinh, hoạt động hè
1. Nhiệm vụ:
- Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp.
- Tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và các tiêu chí đạt chuẩn PCGD.THCS.
- Học sinh có kỳ nghỉ hè an toàn, vui vè, lành mạnh và bổ ích.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp (90% trở lên).
- Phấn đấu tỷ lệ tuyển sinh đầu cấp đạt 95% trở lên.
- Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh trong năm đạt 95% trở lên, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học sau hè xuống 3 %.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh và các hoạt động trong hè.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp và việc duy trì sĩ số học sinh. Tổ chức tuyển sinh sớm (từ cuối tháng 6 hàng năm), bám sát dữ liệu tuyển sinh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh của nhà trường cụ thể, chi tiết tới từng điểm bản. Triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động trong hè: bồi dưỡng, tập huấn, học tập…
- Tham mưu cho Phòng GD ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.
- Tham mưu cho UBND xã ra các ăn bản chỉ đạo các bản, trưởng bản, bí thư chi bộ các thôn thực hiện tuyên truyền và vận động học sinh từng bản ra lớp.
- BGH, GV đi từng bản thực hiện tuyên truyền vận động.
- Thực hiện tốt mối quan hệ với trưởng bản, bí thư chi bộ, già làng để phối hợp thực hiện.
- Phát huy vai trò của Ban vận động học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong cộng đồng. Tham mưu cho Đảng uỷ - Chính quyền địa phương, kết hợp làm tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, công tác vận động, huy động và duy trì sĩ số học sinh, các hoạt động trong hè.
- Thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh cho CBGV đảm bảo thoe chỉ tiêu huyện giao 95%.
- Thực hiện tốt công tác vận động học sinh sau hè tiếp tục đi học, đặc biệt là với trẻ em gái; phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã, trưởng bản bí thư chi bộ làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và học sinh để tiếp tục theo học hết cấp. Giao chỉ tiêu duy trì sĩ số cho các giáo viên chủ nhiệm từ đầu năm đảm bảo các lớp duy trì 98% sĩ số lớp.
- Tổ chức hội thảo cấp Trường với nội dung “Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trong năm, giảm thiểu số học sinh đi học không chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục”
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC 2016-2107 VÀ CHỈ TIÊU ĐẶT RA NĂM HỌC 2017-2018
Nội dung |
Kêt quả đạt được năm học 2016-2017 |
Chỉ tiêu năm học 2017-2018 |
1. Chuẩn PCGDTHCS |
- Tỷ lệ học sinh 11 TNTH ra học lớp 6: 98 |
- Tỷ lệ học sinh 11 TNTH ra học lớp 6: 95 |
- Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS: 86 |
- Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS:90 |
- Tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi TNTHCS: 79,2 |
- Tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi TNTHCS: 79 |
2. Chất lượng giáo dục |
|
a. Về đạo đức: |
|
|
Tốt |
52% |
60% |
Khá |
32,2% |
30% |
TB |
15% |
10% |
Yếu |
0,04% |
0 |
b. Về văn hóa: |
|
|
Giỏi |
1,2% |
5% |
Khá |
28,7% |
30% |
TB |
70,02% |
60% |
Yếu |
0,08% |
5% |
Kém |
0 |
0 |
3. Về các thành tích khác: |
|
|
- GV dạy giỏi cấp trường |
8 |
6 |
GV dạy giỏi cấp huyện |
7 |
5 |
GV dạy giỏi cấp tỉnh |
|
|
Học sinh giỏi cấp trường |
13 |
15 |
HSG cấp huyện |
9 |
10 |
HSG cấp tỉnh |
0 |
1 |
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG PTDTBTTHCS PHÌ NHỪ
Số: 88 /KH –PTDTBT THCSPN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phì Nhừ, ngày 15 tháng 8 năm 2017 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018
Phần I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Các căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Công văn số 427/HD-PGD & ĐT ngày 29/8/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2017-2018.
- Công văn số 426/PGDĐT-HD ngày 29/8/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với giáo dục thường xuyên.
- Công văn số 433/HD-PGDĐT ngày 31/8/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ KT và QLCLGD năm học 2017-2018.
- Công văn số 441/PGDĐT-HD ngày 06/9/2017 của Phòng GD V/v hướng dẫn công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018.
2. Thuận lợi.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo trong công tác, nhiệt huyết với nghề nghiệp, tương đối chuẩn về trình độ.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành Giáo dục, của Đảng ủy – Chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân trên địa bàn.
- Học sinh chăm ngoan, đoàn kết, có tinh thần vượt khó trong học tập.
- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ngày càng đông, nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục đã có những nét thay đổi.
3. Khó khăn.
- Điều kiện giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống rải rác, mặt bằng dân trí tuy đã có bước phát triển xong vẫn còn nhiều hạn chế, điều kiện kinh tế của đại bộ phận dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống khó khăn, thiếu thốn, tình hình văn hoá – xã hội chưa phát triển.
- Cơ sở vật chất còn tạm bợ, xuống cấp, trang thiết bị dạy – học còn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Thiếu các phòng học, phòng chức năng, phòng ở, phòng làm việc do vậy phần nào ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm còn hạn chế, một số giáo viên chưa thực sự vững vàng về chuyên môn, chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp, nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên không yên tâm công tác; trong năm học có nhiều sự thay đổi về nhân sự do giáo viên luân chuyển, điều động; trong đó chủ yếu là giáo viên cốt cán của nhà trường.
- Học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên khả năng nhận thức còn chậm, lại ở nội trú đông, phòng nội trú chưa đủ đáp ứng nhu cầu ăn ở của học sinh công tác quản sinh phức tạp. CSVC chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ăn ở của học sinh để yên tâm học tập tại trường.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp còn thấp, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần chưa cao; ý thức học tập của một bộ phận nhỏ học sinh chưa tốt. Tỷ lệ học sinh đi học ở các trường ngoài xã còn cao.
- Nhận thức của cha mẹ học sinh và người dân về vị trí vai trò của giáo dục còn rất hạn chế: họ chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, chưa tạo điều kiện cho con em tham gia học tập, chưa biết cách giáo dục con cái và hỗ trợ con trong quá trình học tập.
- Địa bàn xã là địa bàn phứ tạp về chính trị, nhiều gia đình theo đạo trái phép; có khu vực bãi vàng học sinh và nhân dân hay đi nhặt vàng về nùa mưa; các bản đều có người nghiện, buôn bán ma túy; tỷ lệ học sinh thuộc gia đình có bố mẹ nghiện ma túy khá nhiều khó khăn trong việc huy động học sinh đi học và giữ học sinh học hết cấp.
4. Thực trạng hiện nay của nhà trường.
a. Quy mô trường lớp:
Khối |
Số lớp |
Tổng số học sinh |
Nữ |
Dân tộc |
Ghi chú |
6 |
3 |
107 |
45 |
99 |
|
7 |
2 |
69 |
25 |
70 |
|
8 |
2 |
67 |
21 |
65 |
|
9 |
2 |
48 |
17 |
50 |
|
Cộng |
8 |
292 |
108 |
290 |
|
- Số lượng học sinh tăng so với năm học trước ( tăng 60 học sinh), số lượng học sinh vào học lớp 6 tăng (24 học sinh so với năm học trước); tỷ lệ học sinh chuyên cần khá tốt.
- Tuy vậy học sinh chủ yếu là người dân tộc Mông do vậy nhận thức chậm, chất lượng đầu vào thấp ( nhiều học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo, chưa hiểu hết, nắm chưa vững tiếng Việt; tính toán chậm, chưa nắm vững bảng cửu chương và cộng trừ nhân chia các phép tính đơn giản), số lượng học sinh TB, yếu chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
b. Đội ngũ cán bộ quản lý – giáo viên – nhân viên:
Tổng số |
Chia ra |
Trình độ đào tạo |
Đảng viên |
CBQL |
GV |
CNV |
ĐH |
CĐ |
TC |
Chưa qua đào tạo |
TS |
Nữ |
DT |
TS |
Nữ |
DT |
TS |
Nữ |
DT |
23 |
3 |
1 |
|
15 |
7 |
4 |
5 |
2 |
3 |
13 |
4 |
2 |
3 |
10 |
* Mặt mạnh:
- Đội ngũ CBQL-CBGV-CNV cơ bản là đội ngũ trẻ, khỏe, nhiệt tình và có trách nhiệm; đảm bảo về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo, về số lượng.
- Có 06 GV có năng lực chuyên môn thật sự vững vàng, làm chỗ dựa cho các cán bộ giáo viên khác trong trường.
- Một số đồng chí đã kinh qua nhiều năm giảng dạy, có kinh nghiệm công tác, có kinh nghiệm bồi dưỡng cho cám bộ giáo viên và học sinh như đồng chí: Nguyễn Hữu Anh; Trần Ngọc Hòa, Trần Văn Cương, Nguyễn Thúy Ngọc...
* Mặt yếu:
- Chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn học: thiếu các giáo viên văn hóa thuộc các môn như Văn, Toán. Cụ thể thiếu 02 giáo viên văn; 01 giáo viên Toán, 01 giáo viên Mỹ thuật, 01 giáo viên tin, 01 CBTV-TB.
- Đội ngũ giáo viên có năng lực chyên môn, có trách nhiệm cao đa số đã chuyển trường, chuyển công tác; số còn lại một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn; năng lực công tác hạn chế, có 01 đồng chí không đủ khả năng giảng dạy và đang nằm trong kế hoạch tinh giản biên chế…
- Một bộ phận nhỏ CBGV-CNV chưa yên tâm công tác vẫn chờ cơ hội chuyển vùng, trách nhiệm chưa cao, trình độ đào tạo còn dưới chuẩn.
c. Cơ sở vật chất:
+ Tổng số phòng học hiện có: 05 phòng
Trong đó: B.Kiên cố: 05 phòng
+ Phòng làm việc: 05 phòng trong đó: Phòng hiệu trưởng 01 phòng; phòng P.hiệu trưởng 01 phòng; 01 phòng kế toán; 01 phòng văn thư - Công đoàn; 02 phòng chuyên môn; 01 phòng hội đồng.
- Cơ sở vật chất, trường lớp học còn thiếu thốn và tạm bợ nhà trường phải thực hiện dạy 2 ca; các lớp học và phòng làm việc chủ yếu là nhà tạm. Thiếu các phòng làm việc cho BGH, GV, CNV, các phòng học chức năng, bộ môn, y tế học đường, công đoàn, Đoàn Đội...
- Có 09 phòng nội trú với tổng số 260 học sinh bán trú, dẫn đến thiếu các phòng nội trú cho học sinh ăn ở học tập, các phòng chật chội, học sinh phải ở ghép nhiều; thiếu các nhà vệ sinh cho học sinh khu nội trú.
- Các phòng chức năng đã xuống cấp, hệ thống thiết bị chất lượng thấp, đã bắt đầu xuống cấp.
d. Tài chính:
- Tài chính nhà trường phụ thuộc 100% do ngân sách nhà nước cấp; không có các khoản thu ngoài như lệ phí, học phí; sự đóng góp của nhân dân còn hạn chế do dân còn nghèo.
- Nhà trường được cấp đủ ngân sách để chi trả lương và các khoản phụ cấp; các chế độ chính sách khác của học sinh và CBV-CNV.
5. Môi Trường kinh tế xã hội.
* Mặt mạnh:
- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đời sống của nhân dân đã dần được cải thiện; điều đó có tác dụng tích cực đến công tác Giáo dục trên địa bàn.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục, của Đảng ủy – Chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân trên địa bàn.
- Đời sống nhân dân đã có những cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
- Nhận thức về vai trò của giáo dục của đại đa số nhân dân và cha mẹ học sinh có những bước chuyển biến đáng kể.
- Các ban ngành đoàn thể xã đã có những quan tâm và đóng góp không nhỏ trong công tác phát triển giáo dục; Công tác XHHGD đang được quan tâm và đẩy mạnh.
* Mặt yếu:
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa mạnh mẽ, quyết liệt nhất là trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của che mẹ học sinh, và vận động học sinh ra lớp.
- Các Ban ngành đoàn thể nhất là Hội phụ nữ, Đoàn thành niên, HKH, Hội cha mẹ học sinh chưa phát triển và chưa hoạt động mạnh mẽ, chưa hiệu quả trong công tác tuyên truyền vận động.
- Đời sống nhân dân còn nghèo do vậy công tác XHHGD còn hạn chế nhất là sự huy động đóng góp của nhân dân trong việc tu sửa, xây dựng trường lớp học.
* Những nguy cơ, thách thức đối với nhà trường.
- Tỷ lệ học sinh ra lớp ngày càng tăng cao; tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp đông.
- Trường lớp chưa có sự quan tâm đầu tư xây dựng, trang thiết bị còn thiếu thốn và xuống cấp; phòng làm việc, phòng ở của học sinh, lớp học chật chội, thiếu thốn, tạm bợ.
- Tỷ lệ học sinh đi học các trường khác còn cao ( chiếm 1/3 số học sinh trong độ tuổi).
6. Thành tích cơ bản của nhà trường trong năm học trước.
- 08 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường; 7 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 01 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
- Có 5 cá nhân được trưởng phòng GD khen; 04 cá nhân được CĐGD khen, 03 CSTĐ
- 09 học sinh giỏi cấp huyện; 01 giải khuyến khích cấp quốc gia, 02 giải cấp tỉnh( 01 giải ba, 01 KK) về vận dụng kiến thức liên môn vào tình huống thực tiễn; 01 giải cấp tỉnh, 02 giải dạy học tích hợp
Phần II: Nhiệm vụ, mục tiêu và các biện pháp
thực hiện các mặt công tác của nhà trường trong năm học 2017-2018
A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Công tác quản lí giáo dục.
1. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 30/3/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh; văn bản số 1575/SGDĐT- GDTrH, ngày 17/8/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; phòng, chống tội phạm cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong các trường học. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Thực hiện tốt các giải pháp huy động và duy trì số lượng học sinh, đảm bảo tuyển sinh năm học 2017-2018 đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; giảm thiểu học sinh bỏ học, học sinh đi học không chuyên cần.
2. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCHTW8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo duc và đào tạo. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
3. Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lí đối với các cơ sở giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên.
4. Tăng cường thực hiện các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
5. Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục về năng lực xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn; thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hồ sơ chuyên môn đối với giáo viên; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả mô hình hỗ trợ giáo viên tăng chất lượng, hiệu quả làm việc tại trường trên cơ sở thực hiện linh hoạt, sáng tạo các nội dung, giải pháp định hướng tại văn bản 1360/SGDĐT-GDTrH, ngày 26/8/2013 của Sở.
6. Tổ chức tốt Hội thi - triển lãm Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cấp trường, tham gia thi cấp huyện; tham gia đầy đủ, đạt giải tại các cuộc thi cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn và dạy học tích hợp, Cuộc thi khoa học kỹ thuật, Hội khỏe Phù Đổng, các cuộc thi học sinh giỏi các cấp và các Cuộc thi, Hội thi khác của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
1.2 Tổ chức hoạt động giáo dục.
- Duy trì, củng cố kết quả phổ cập THCS, triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm huy động tối đa trẻ trong độ tuổi đến trường, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học và học sinh đi học không chuyên cần.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và khung chương trình giáo dục phổ thông, hướng dẫn giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục (trọng tâm là phân phối chương trình) định hướng phát triển năng lực học sinh của mỗi trường phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng học tập của học sinh; bố trí giảng dạy phù hợp theo 37 tuần thực học quy định tại Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017- 2018 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Chú trọng lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường: chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học đường. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ tai nạn thiên tai; giáo dục bảo vệ an toàn giao thông...
- Tổ chức tốt việc thực hiện dạy học 02 buổi/ngày đối theo tinh thần Công văn số 2289/SGDĐT-GDTrH về tăng cường tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày của Sở Giáo dục và Đào tạo để tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Tiếp tục củng cố, phát triển TTHTCĐ theo hướng một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh khuyết tật ra lớp với hình thức học tập hòa nhập.
- Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm sáng tạo, đồng thời quản lí các hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quán lí giáo dục.
- Thực hiện tham mưu cho Phòng GD&ĐT bỉ sung những giáo viên thiếu theo bộ môn đáp ứng tối thiểu nhu cầu giảng dạy của nhà trường.
- Thực hiện tốt công tác BDTX, đổi mới đánh giá CBQL, CBGV theo chuẩn giáo viên và chuẩn hiệu trưởng.
- Nâng cao chất lượng của các hội thi GV dạy giỏi, GVCN giỏi, tổng phụ trách đội giỏi.
- Tiếp tục BD GV năng lực nghiên cứu khoa học KT và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học KT.
- Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo nhất là chính sách đối với nhà giáo đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - Xã hội đặc biện khó khăn.
- Đảm bảo các chế độ thi dua khen thưởng, kỉ lật kịp thời với cán bộ viên chức.
- Đảm bảo các tổ chuyên môn đều có phòng làm việc, có hệ thống bàn ghế, máy tính, wifi, máy in,…
1.4. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho phát triển mạng lưới trường lớp và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm chủ động , phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục.
Chỉ đạo và thực hiện đúng, kịp thời chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh theo các văn bản hưỡng dẫn của Bộ, ngành trung ương, của tỉnh.
- Tập trung xây dựng củng cố trường bán trú để nâng cao chất lượng dạy học. Tập trung xây dựng các tiêu chí trường chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án về giáo dục đào tạo đã được phê duyệt. Tích cực huy động các nguồn lực để xây dựng nhà ở cho học sinh bán trú theo hướng 3 cứng: “khung cứng, nền cứng, mái cứng” và tổ chức tốt việc học tập và ăn ở cho học sinh nội trú, bán trú.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Công tác tư tưởng chính trị.
1. Nhiệm vụ
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, đoàn kết, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư cách đạo đức tốt, mẫu mực trong nhân cách sống, là tấm gương cho học sinh noi theo.
- Tạo dựng được môi trường học đường mô phạm, thân thiện, tích cực.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, chấp hành nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên có tư cách đạo đức tốt, mẫu mực trong nhân cách sống, là tấm gương cho học sinh noi theo.
3. Các giải pháp
- Tiếp tục triển khai và thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách HCM.
- Tăng cường xây dựng khối đoàn kết cơ quan, nền nếp, kỷ cương trường học.
- Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, nội quy cơ quan: Có bảng chấm công hàng tháng, thường xuyên nhắc nhớ rút kinh nghiệm trong các cuộc họp nhà trường.
- Xây dựng cho CBGV-CNV có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, giữ vững phẩm chất người giáo viên nhân dân.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống một cách thiết thực, cụ thể, hiệu quả: thông qua các buổi sinh hoạt động của Đoàn Thanh niên, Công đoàn, sinh hoạt chi bộ 1 lần/tháng, thông qua họp HĐSP hàng tháng hoặc qua các dịp lễ tết.
- Làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống bằng việc đánh giá đạo đức CBGV-CNV theo chuẩn nghề nghiệp và viên chức nhà nước.
- Phát huy tinh thần dân chủ trường học trong các hoạt động như ĐH Đoàn, Công đoàn, HCNVC đầu năm, họp hội đồng sư phạm...
- Hưởng ứng tích cực các cuộc vận động lớn của ngành: như vận động làm theo tấm gương đạo đức HCM, Mỗi thầy cô gáo là tấm gương tự học và sáng tạo...
- Triển khai học tập rộng rãi, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước; các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và của phòng GD ngay từ đầu năm học.
- Phát huy các nhân tố CBGV-CNV là Đảng viên, CBQL trong việc gương mẫu thực hiện đường lối chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước; trong việc thực hiên các nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng quy chế làm việc cuả cơ quan, quy chế dân chủ trường học, quy chế chuyên môn và một số quy định khác chi tiết cụ thể, tổ chức thực hiện ngiêm túc.
- Nâng cao công tác phê bình và tư phê bình trong chi bộ đảng và trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
- Xây dựng lề lối, phong cách làm việc năng động, tự chủ, thẳng thắn và trách nhiệm.
- Quan tâm sát sao tới đội ngũ, nắm bắt, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời.
- Tiếp tục triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học.
II. Công tác thi đua – khen thưởng
1. Nhiệm vụ
- Tạo dựng được phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, hiệu quả trong nhà trường.
- Góp phần nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường
- Nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động thi đua.
- Phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trong năm học:
+ Trường Tiên tiến xuất sắc đề nghị UBND huyện tặng giấy khen.
+ Tổ lao động tiên tiến: 01 tổ.
+ Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở: 02 - 03 đ/c trở lên.
+ Lao động tiên tiến: 19 đ/c trở lên.
+ CĐ trường đạt CĐ cơ sở vững mạnh.
+ 01 cá nhân được Sở giáo dục tặng giấy khen
+ 02 cá nhân được UBND huyện tặng giấy khen
+ 03 cá nhân được Phòng GD khen
3. Các giải pháp
- Xác định rõ ràng các chỉ tiêu cần phấn đấu đạt được trong năm, lấy biểu quyết thông nhất thông qua HNCNVC.
- Tổ chức nghiêm túc việc đăng ký thi đua đầu năm, hoàn thiện hồ sơ đăng kí thi đua, hồ sơ đề nghị công nhận thi đua đảm bảo đúng thời gian quy định.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua trong nhà trường, thường xuyên đôn đốc và thúc đẩy các tập thể, CBGV - CNV thi đua lao động, thông qua 4 đợt thi đua trong năm, thông qua thi đua chào mừng các ngày lễ lớn.
- Hưởng ứng nhiệt tình các hoạt động và phong trào thi đua trong năm học; các cuộc vận động lớn của ngành và phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Tập trung trọng tâm vào công tác nâng cao chất lượng giáo dục của thầy và trò. Cho giáo viên đăng kí chất lượng môn học, chất lượng bài kiểm tra ngay từ đầu năm học, giao nhiệm vụ cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Triển khai học tập rộng rãi Luật thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp, các ngành về công tác thi đua khen thưởng.
- Xây dựng kế hoạch, quy chế công tác thi đua – khen thưởng trong năm học chi tiết và cụ thể hóa trong từng đợt thi đua. tạo các nguồn quỹ thi đua khen thưởng để có nguồn khen thưởng kịp thời khích lệ tinh thần của CBGV-CNV và học sinh thi đua lập thành tích: giáo viên, học sinh đóng góp, phát triển chăn nuôi, tăng gia sản xuất tạo nguồn thi đua...Mỗi năm học giáo viên đóng 1 ngày lương, học sinh đống góp 50.000 đồng/năm. Tổng quỹ thi đua khen thưởng ước tính/ năm đạt 35.000.000 đồng. Khen thưởng nhiều hình thức: khen đột xuất cho các cá nhân có thành tích, việc làm, hành động tốt, khen vào các ngày lễ 20/11; khen định kì vào cuối kí I, cuối năm học.
- Nhanh chóng kiện toàn Hội đồng thi đua – khen thưởng và các tiểu ban thi đua trong nhà trường. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Tổ chức bình xét các danh hiệu thi đua nghiêm túc, công bằng, dân chủ, công khai, khách quan, có sơ kết, tổng kết công tác thi đua: Xét 2 lần trong năm vào cuối kì I, cuối năm học.
- Khen thưởng. kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng.
- Thực hiện phát huy vai trò của các gia đình CBGV văn hóa
- Thường xuyên quan tâm động viên CBGV-CNV về đời sống và công việc để tạo động lực thi đua.
III. Công tác chuyên môn
1. Giáo viên
1.1. Nhiệm vụ:
- Xây dựng nền nếp chuyên môn ổn định trong nhà trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Có được thương hiệu về chuyên môn trong đội ngũ cán bộ giáo viên.
1.2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên chấp hành nghiêm túc các quy chế về chuyên môn.
- 100% cán bộ, giáo viên xếp loại chuyên môn từ trung bình trở lên.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 6 đ/c trở lên
+ Giáo viên giỏi cấp huyện: 5 đ/c
+ Giáo viên chủ nhiệm giỏi: 02 – 03 đ/c.
+ hồ sơ giáo án tốt: 2-3 bộ
+ Đạt giải trong các kì thi: dạy học tích hợp
- Tiếp tục bồi dưỡng những giáo viên có năng lực về chuyên môn để tạo nguồn thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong những năm học tiếp theo.
1.3. Các giải pháp.
- Phân công 01 đ/c trong BGH phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường.
- Thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán 9 bộ môn văn hóa cơ bản, tham mưu chế độ chính sách, tạo cơ chế làm việc cho đội ngũ này, phát huy chất lượng bồi dưỡng hè của đội ngũ cốt cán vào bồi dưỡng thường xuyên trong năm theo kế hoạch của nhà trường..
- Triển khai học tập rộng rãi các văn bản chỉ đạo về chuyên môn.
- Xây dựng quy chế chuyên môn, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế về chuyên môn.
- Tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về việc đánh giá xếp loại học sinh nghiêm túc, khách quan theo đúng Quy chế, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Xây dựng PPCT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức giảng dạy bám sát PPCT và chuẩn KTKN.
- Tổ chức cho giáo viên đăng kí chất lượng đầu năm; Bám sát với các chỉ tiêu về chất lượng cho từng môn học mà Phòng GD đưa ra để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Xác đinh các mục tiêu phấn đấu về chuyên môn trong năm học bám sát với các tiêu chí trong hướng dẫn thi đua khen thưởng của ngành.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị dạy học.
- Nâng cao công tác BD thường xuyên và tự BD.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, chuẩn về trình độ, đảm bảo bảo về nhân cách.
- Phát hiện ra những nhân tố mới, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.
- Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lương đội ngũ.
- Nhân rộng các điển hình tiên tiến trong nhà trường.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động thi đua: GV dạy giỏi cấp trường tổ chức vào tháng 10, chấm hồ sơ giáo án tốt vào tháng 4, thi đua chào mừng các ngày lễ lớm trong năm 20/11, 26/3…
- Thống nhất xây dựng nội quy chuyên môn của nhà trường trong năm học.
- Cho các tổ, cá nhân đăng kí thi đua, chỉ tiêu chất lượng giảng dạy. Giao chỉ tiêu về thi đua, chất lượng giảng dạy cho từng tổ, cá nhân.
- Phân công công tác phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
- Tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn; đẩy mạnh chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhưng phù hợp với điều kiện vùng miền và đối tượng học sinh.
- Trong điều kiện nhà trường đầu năm thiếu giáo viên do giáo viên chuyển vùng công tác nhiều, thực hiện bố trí dạy 2 ca, BGH đúng lớp thêm đối với những môn thiếu giáo viên; xin Phòng GD bổ sung giáo viên khi có nguồn.
- Tích cực tự học, tự bồi dưỡng trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tự BDTX.
- Tăng cường công tác thanh – kiểm tra trong chuyên môn đánh giá đúng thực chất; thanh kiểm tra, dự giờ đột xuất.
- Coi trọng việc sưu tầm, phổ biến các tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo về đổi mới kiểm tra đánh giá các môn học. Đổi mới việc ra đề thi, coi đây là một trong những giải pháp chính tạo động lực đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH trong nhà trường. Việc ra đề kiểm tra thực hiện bám sát với PPCT do giáo viên xây dựng, chú ý đến việc định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tạo ngân hàng đề kiểm tra từ bài kiểm tra 45 phút trở lên.
- Quan tâm sát sao tới đội ngũ, tạo điều kiện thuận lợi để anh em phát huy năng lực sở trường của bản thân, phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu.
- Nâng cao dần yêu cầu trong công tác và mức độ hoàn thành công việc được giao. Giao chỉ tiêu chất lượng, số lượng cho từng giáo viên, kèm theo động viên khen thưởng kịp thời, xỷ lí nghiêm những trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện đánh giá viên chức, thi đua khen thưởng, nâng lương theo định mức hoàn thành nhiệm vụ theo từng mức độ cụ thể.
2. Học sinh.
2.1. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
- Giáo dục học sinh có được phẩm chất đạo đức của người học sinh trong thời đại mới. Góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh. Đặc biệt tăng cường, đẩy mạnh GDKNS cho học sinh.
- Tạo dựng được môi trường học đường lành mạnh, thân thiện, tích cực.
- Học sinh nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Tạo dựng được phong trào thi đua học tập tích cực trong trường học.
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nhất là chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh Giỏi và học sinh tốt nghiệp vào học cấp PT, học nghề.
2.2. Chỉ tiêu cụ thể.
* Về đạo đức:
- 100% học sinh chấp hành nghiêm túc nôi quy trường lớp.
- 100% học sinh không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội.
- Chỉ tiêu phấn đấu về đạo đức:
+ Tốt: 60 % trở lên
+ Khá: 30 % trở lên
+ Trung bình: 10 %
+ Yếu: 0%.
* Về văn hóa:
- 98% học sinh tham gia học tập nghiêm túc.
- Các chỉ tiêu về giáo dục văn hóa:
+ Giỏi: 3%; Khá: 32%; TB: 60%; Yếu: 5%
+ Tỷ lệ chuyển lớp thẳng: 98% trở lên.
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THCS: 100%
+ Học sinh giỏi: HSG cấp trường 10 – 15 em trở lên = 5,2%. Cấp huyện: HSG MTCT = 01 em, HSG các môn văn hóa cấp huyện = 9-10 em ( trong đó: văn 6 1 em; toán của khối 7 đạt 1 em; Địa 9 đạt 1 em; Địa 8 đạt 1 em; GDCD 9 đạt 1 em; Hóa 9 đạt 1 em; Sử 9 đạt 1 em; Sinh 9 đạt 1 em; Sinh 8 đạt 1 em), HSG cấp tỉnh đạt 1 em.
+ Đạt 01 giải học sinh tham gia thi nghiên cức KH-KT cấp huyện.
+ Đạt 01 giải thi vận dụng kiến thức liên môn cấp huyện.
2.3. Các giải pháp.
- Triển khai cho học sinh học tập nghiêm túc nội quy trường lớp, nội quy trường lớp ngay từ đầu năm học, khu nội trú được dán công khai.
- Nhanh chóng ổn định tổ chức lớp học và mọi nền nếp của học sinh.
- Tổ chức tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh cả trên và ngoài lớp, cả trong và ngoài nhà trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng quy chế học sinh, nội quy khu nội trú, nhà trường dành cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh ở nội trú. Các hoạt động của nhà trường tổ chức và các hoạt động của ngành tổ chức học sinh phải thực sự là chủ nhân của các hoạt động đó, được tham gia, được trải nghiệm.
- Giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương đồng bào, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau và có tấm lòng nhân ái.
- Giáo dục ATGT, phòng tránh tai nạn thương tích; GD học sinh tránh xa với lá ngón; hôn nhân và gia đình; giáo dục giới tính; phòng chống nạ buôn người và trẻ em...
- Thành lập Tổ tư vấn học đường nhằm tư vấn, giúp đỡ các em học sinh về các biến đổi tâm sinh lý, kĩ năng sống, tổ tư vấn hoạt động hàng tuần.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thực hiện việc chấm điểm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của các lớp thường xuyên, cuối kì, cuối năm tổng kết đánh giá, khen thưởng .
- Tạo dựng khí thế thi đua sôi nổi trong nhà trường, khí thế thi đua giữa các tập thể lớp, giữa các học sinh...
- Có chế tài xử lí chặt chẽ việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường, nội trú; có những biểu hiện đạo đức đi xuống.
- Nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân và việc lồng ghép giáo dục đạo đức thông qua các môn học.
- Tăng cường các hình ảnh, băng rôn khẩu hiệu, sách báo trong nhà trường để học sinh được đọc, nghe, nhìn thấy...
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ TDTT; các hoạt động Đội nhằm tuyên truyền đạo đức, văn hóa và pháp luật vào các dịp lễ của đất nước, tết người Mông, 20/11, 26/3...
- Nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa cho học sinh. Thực hiện giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh phù hợp với đối tượng học sinh.
- Thực hiện sử dụng tốt đồ dùng, phương tiện, CNTT trong giảng dạy.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm của cấp học THCS.
- Tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học , từ đó có định hướng phân loại đối tượng học sinh để thực hiện giảng dạy bám sát đối tượng.
- Duy trì tốt tỷ lệ học sinh chuyên cần; thi đua hàng tuần giữa các tập thể lớp về duy trì sĩ số. Phát huy vai trò của trường PTDTBT trong việc rèn rũa nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực hiện kiểm tra. giám sát, theo dõi sĩ số học sinh các lớp trên cả 3 buổi bằng hệ thống sổ theo dõi của phó hiệu trưởng. Thực hiện đánh giá tỷ lệ chuyên cần của các lớp, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm theo từng tuần, tháng và cuối mỗi kì học. Đánh giá thi đua các lớp và GVCN vào cuối kì.
- Thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Thực hiện kiểm tra đánh giá sát với đối tượng học sinh: Giáo viên tự xây dựng PPCT theo định hướng phát triển năng lực học sinh và sau đó BGH phê duyệt từ đầu năm học; khi kiểm tra đánh giá BGH, Phòng GD sẽ ra đề bám sát với PPCT giáo viên đã xây dựng đảm bảo kiểm tra đánh giá đúng đối tượng học sinh.
- Thực hiện xây dựng hệ thống câu hỏi kiến thức sau mỗi bài dạy để hình thành các câu hỏi ôn tập cho học sinh; xây dựng hệ thống đề kiểm tra từ một tiết trở lên theo cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận tạo ngân hàng đề kiểm tra bám sát đối tượng học sinh.
- Phân loại đối tượng học sinh, lên kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh; giao những đối tượng học sinh yếu chưa đọc thông viết thạo, chưa biết tính toán cho 01- 02 giáo viên kèm cặp chỉ tiêu đặt ra là cuối năm phải biết đọc, viết thạo, tính toán phép tính cơ bản. Hàng tháng, giữa kì, cuối kì, cuối năm BGH kiểm tra chất lượng đánh giá và định hướng.
- Thực hiện xây dựng nề nếp học bài trên lớp vào buổi tối và tự học bài ở nhà nghiêm túc hiệu quả; Hướng dẫn học sinh phương pháp học bài ở nhà, thực hiện tốt việc tự học và chuẩn bài trước khi lên lớp.
- Lựa chọn học sinh giỏi các môn thông qua kiểm tra chất lượng đầu năm: lập danh sách bồi dưỡng học sinh giỏi theo môn theo từng khối, lựa chọn giáo viên có chuyên môn, kinh nghiệm và tâm huyết ra quyết định thành lập tổ BDHSG ngay từ đầu năm. BGH xem xét các nội dung BD định hướng cho giáo viên BD để đảm bảo chất lượng và kết quả BD. Thực hiện yêu cầu giáo viên lập kế hoạch, lên chương trình bồi dưỡng ngay từ đầu tháng 9; kế hoạch, chương trình được BGH phê duyệt; thực hiện ra đề kiểm tra thường xuyên để đánh giá mức độ tiến bộ khi ôn luyện của học sinh để có những điều chỉnh khi bồi dưỡng. Thực hiện quan tâm động viên cả giáo viên và học sinh để thầy và trò đạt kết quả tốt. Thực hiện khen thưởng ở từng hội thi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh: Đối với học sinh khen 50.000 đồng nếu đạt HSG cấp trường, 100.000 đồng nếu đạt HSG cấp tỉnh và tổ chức cho các cháu được đi tham quan du lịch Điện Biên tạo nguồn hứng khởi cho năm sau. Đối với giáo viên: khen BD học sinh đạt giải cấp trường là 100.000 đồng, cấp huyện là 200.000 với giải KK, 400.000 với giải ba, 600.000 với giải nhì và 900.000 với giải nhất; cấp Tỉnh khen 400.000 với KK, 600.000 với giải ba, 900.000 với giải nhì và 1.200.000 với giải nhất. Các CBGV có giải HSG được tổ chức đi tham quan và học tập.
- Quan tâm sát sao tới học sinh, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên dạy bộ môn. Thực hiện việc phối hợp, thông tin liên lạc thường xuyên với gia đình học sinh trong việc kết hợp giáo dục học sinh.
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Tăng cường giáo dục kĩ năng sống, phương pháp học tập của học sinh. Mỗi tuần thực hiện giáo dục 01 kĩ năng sống cho học sinh, chú trọng các kĩ năng sống cho học sinh khi ở bán trú. Thực hiện các tiết học, buổi học trải nghiệm sáng tạo lồng ghép với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết học trên lớp.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua trong học tập nhất là tự học bài ở nhà và học buổi tối .
- Cố gắng sắp xếp về csvc để thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức tốt việc phụ đạo và bồi dưỡng cho học sinh: phát huy vai trò ôn tập và rèn luyện ở buổi thứ 2; tăng cường phục đạo, bồi dưỡng học sinh ở cả 3 buổi.
- Thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp, hiệu quả; chú trọng đến dạy học theo phân loại đối tượng học sinh chuyên theo hình thức
- Thực hiện giảng dạy cuốn chiếu các môn chuyên đảm bảo theo PPCT; dành thời gian còn lại để cho giảng dạy và học tập các môn văn hóa, ôn tập các môn văn hóa; thống nhất với giáo viên, động viên cán bộ giáo viên tăng cường lên lớp buổi tối để cùng học sinh học bài và quản lí học sinh.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh. - Phối kết hợp chặt chẽ giữa 'Nhà trường - Gia đình - Xã hội" trong công tác giáo dục học sinh.
IV. Quản lý sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất – Thiết bị - Thư viện
1. Nhiệm vụ:
- Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các trang thiết bị trong nhà trường.
- Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong việc dạy – học.
- Hệ thống thiết bị, thư viện, các phòng học bộ môn đảm bảo cho giáo viên và học sinh sử dụng trong công tác dạy - học.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức trong việc sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất – Thiết bị - Thư viện, phòng học bộ môn.
- 100% học sinh có ý thức trong việc bảo quản tài sản chung.
3. Các giải pháp
- Phân công 01 đ/c trong BGH phụ trách về cơ sở vật chất của nhà trường, thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra phòng thiết bị - thư viện, phòng học bộ môn, các lớp học và các phòng khác...
- Giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên đặc biệt là nhân viên tổ Văn phòng và nhân viên thiết bị - thư viện.
- Tổ chức tự làm đồ dùng dạy – học bằng những nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền. Mỗi tổ có 01 bộ đồ dùng tự tạo/kì học
- Khai thác phòng học chức năng một cách triệt để đảm bảo nâng cao chất lượng thực hành.
- Thường xuyên quét dọn, lau chùi phòng TB-TV, đồ dùng thiết bị thư viện 2 lần/tháng; sắp xếp khoa học, " dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy".
- Khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường trong các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục. BGH thường xuyên kiểm tra việc mượn và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn của CBGV hàng tháng.
- Khai thác, quản lí, sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn: bố trí sắp xếp vị trí chồ ngồi cho học sinh khoa học dễ quản lí, niêm yết nội quy phòng học bộ môn trong từng phòng.
- Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức hội thi tạo thêm những đồ dùng dạy học chưa có ở thư viện.
- Tiến hành kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị - thư viện định kỳ và đột suất Nắm bắt tình hình thực tế ; uốn nắn, điều chỉnh kịp thời; Có kế hoạch tu sửa, bổ sung...
V. Công tác quản lý nội trú.
1. Nhiệm vụ.
- Thu hút học sinh ra lớp, làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh.
- Đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về nơi ăn ở và học tập của học sinh.
- Tạo ngôi nhà bán trú chung cho học sinh yên tâm ăn ở và học tập; Thực hiện tốt việc nấu ăn bán trú cho học sinh; nấu ăn đảm bảo VSATTP. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác quản sinh thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ được giao.
- 100% học sinh ở nội trú chấp hành nghiêm túc nội quy khu khu nội trú, được quan tâm, chăm lo thường xuyên và được hưởng mọi chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
- 100% học sinh được giáo dục các kĩ năng sống, tham gia laoo động, tăng gia sản xuất.
3. Các giải pháp.
- Thực hiện hoạt động theo quy chế hoạt động của trường PTDTBT.
- Tổ chức tốt công tác quản sinh, đặc biệt vào mùa mưa bão, hanh khô, Tết Mông...
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh, thực hiện tốt phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách cho học sinh.
- Thực hiện nấu ăn bán trú đảm bảo VSATTP
- Xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất khu nội trú đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của học sinh.
- Nắm bắt cụ thể nhu cầu ở nội trú của học sinh, bố trí phòng ở phù hợp nhất trong điều kiện thực tế của nhà trường. Phân thành 2 khu ở nam nữ, tách biệt phòng tránh các hiện tượng tình cảm giữa nam nữ xảy ra.
- Kiện toàn Ban quản sinh ngay từ đầu năm học, phân công công tác cụ thể cho từng thành viên. Giao nhiệm vụ cho từng thành viên quản lí sĩ số; việc thực hiện nề nếp ăn ở theo từng phòng chặt chẽ ở cả 03 buổi/ngày/tuần. BQL theo dõi, quản lí chặt chẽ việc thực hiện trực của giáo viên và học sinh ở cả 3 buổi, thường xuyên kiểm tra việc vệ sinh, ăn ở, tham gia học tập của học sinh.
- Thành lập tổ tư vấn học đường, thường xuyên giúp đỡ học sinh trong việc sinh hoạt, học tập hàng ngày nhất là đối với học sinh nhỏ và học sinh nữ; giúp đỡ các em học sinh về các biến đổi tâm sinh lý, kĩ năng sống, tổ tư vấn hoạt động hàng tuần. Thường xuyên giáo dục học sinh các kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, phòng cháy chữa cháy, bạo lực học đường, tự tử bằng lá ngón, nạ tảo hôn, tình yêu và giới tính, phòng tránh điện giật…
- Triển khai cho học sinh học tập nghiêm túc nội quy trường lớp, nội quy trường lớp ngay từ đầu năm học, khu nội trú được dán công khai.
- Nhanh chóng ổn định tổ chức lớp học và mọi nền nếp của học sinh.
- Thực hiện cho học sinh đăng kí vào ở nội trú và phải cam kết với nhà trường về việc tuân thủ các quy định, nội quy nội trú.
- Tạo dựng khí thế thi đua sôi nổi trong nhà trường, khí thế thi đua giữa các tập thể lớp, giữa các học sinh trong việc thực hiện ăn ở vệ sinh, tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động TDTT, VHVN; tham gia lao động, tăng gia sản xuất…giao nhiệm vụ cho mỗi lớp tự tạo 01 vườn rau trồng để cung cấp rau cho bếp ăn nhà trường, tạo quỹ lớp, phấn đấu mỗi lớp có 3.000.000 đồng tiền quỹ/ năm.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong công tác giáo dục, quản lí học sinh.
- Thực hiện thường xuyên sửa chữa các hệ thống csvc của khu nội trú: chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chập điện, hở điện; phòng bão gió, lũ lụt, thiên tai…
- Có chế tài xử lí chặt chẽ việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường, nội trú; có những biểu hiện đạo đức đi xuống.
- Tổ chức nấu ăn cho hoc sinh khoa học đảm bảo VSATTP. Công khai việc thực hiện nấu ăn học sinh: thực đơn hàng ngày, chi tiêu tài chính.
- Tăng cường tăng gia sản xuất cung cấp thêm chất lượng các bữa ăn cho học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt nội trú thường xuyên, đánh giá nhận xét từng mặt, rút kinh nghiệm theo tuần.
- Quan tâm sát sao tới tình hình khu nội trú, nắm bắt và xử lý kịp thời những sự cố có thể xảy ra.
- Phát huy nội lực, tận dụng mọi nguồn lực giúp đỡ bên ngoài nhà trường để xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất khu nội trú cho học sinh. Thực hiện tăng cường các điều kiện csvc cho các phòng nội trú, nhà ăn để đảm bảo sinh hoạt cho học sinh.
VI. Hoạt động lao động, hướng nghiệp, giáo dục kỹ thuật tổng hợp
1. Nhiệm vụ:
- Học sinh biết được những kỹ năng, kỹ thuật lao động cơ bản trong cuộc sống.
- Tổ chức có hiệu quả công tác lao động, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh những kỹ thuật lao động tối thiểu.
- Căn cứ tình hình phát triển kinh tế của địa phương, năng lực của học sinh, giúp học sinh cách nhìn đúng hơn về hướng phát triển trong tương lai, từ đó học sinh có những định hướng đúng về nghề nghiệp. Thực hiện phân luồng sau tốt nghiệp THCS góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- 100% học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực trong công tác lao động của nhà trường.
- 100% học sinh được hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản trong lao động phổ thông.
- 100% học sinh lớp 9 được giáo dục định hướng nghề nghiệp trong nhà trường.
3. Các giải pháp:
- Phân công 01 giáo viên kiêm nghiệm phụ trách công tác lao động trong nhà trường.
- Lên kế hoạch lao động cụ thể trong từng tuần, phù hợp trong điều kiện thực tế của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các hình thức hướng nghiệp tư vấn nghề nghiệp từ năm lớp 9, thực hiện tích hợp HĐGDHN vào các bộ môn công nghệ và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Các lớp chủ nhiệm tổ chức hoạt động lao động trong nhà trường, phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, hàng tháng.
- Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức học sinh lao động và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Phối kết hợp tốt giữa 3 môi trường giáo dục “Nhà trường – Gia đình – Xã hội”.
VII. Hoạt động ngoài giờ, hoạt động xã hội.
1. Nhiệm vụ:
- Học sinh hiểu những kỹ năng cơ bản trong các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia đầy đủ, nhiệt tình, tích cực các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt đông xã hội: nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa…
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, nâng cao vị thế người thầy trong xã hội và góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập trong đời sống xã hội.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường: chào mừng 20/11, 22/12, 26/3; hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp huyện ; tìm hiểu văn hóa dân gian của người Mông, của dân tộc…
- Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hội thi, hội diễn…
- Tạo điều kiện để học sinh được tham gia các công tác xã hội, giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hóa, đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước…
- Rèn nền nếp, ý thức, tác phong cho học sinh khi tham gia các hoạt động tập
- Triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các phong trào hoạt động do ngành và các tổ chức chính trị, xã hội phát động.
- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể trong năm học và được chi tiết hóa trong từng giai đoạn, theo từng chủ đề, chủ điểm.
- Đa dạng hóa các nội dung và hình thức giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động VH-VN, TDTT, các hoạt động giáo dục KNS, hoạt động trải nghiệm sáng tạo….
- Khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội; có khen, có chê, có rút kinh nghiệm…
VIII. Xã hội hóa công tác giáo dục
1. Nhiệm vụ:
- Đảng ủy - Chính quyền địa phương và người dân trên địa bàn hiểu được: "Giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân".
- Tăng cường sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của cộng đồng, của nhân dân, của các nguồn lực bên ngoài nhà trường trong việc xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, vận động, duy trì sĩ số học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp và sự gắn kết chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 95% trở lên.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
- Công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh.
3. Các giải pháp:
- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể trong công tác xã hội hóa giáo dục Tham mưu đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND – UBND xã và triển khai thực hiện. - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
- Chủ động, tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo, cho Đảng ủy – chính quyền địa phương về công tác giáo dục của nhà trường và công tác giáo dục trên địa bàn.
- Tạo dựng niềm tin, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong cộng đồng xã hội.
- Huy động sự đóng góp của nhân dân và xã hội, các tổ chức từ thiện trong việc tu sửa, làm mới csvc, nâng cao chất lượng đời sống của các cháu học sinh.
- Thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã: Tổ chức thành lập các HKH tại các điểm bản, phát huy vai trò của các chủ tịch HKH tại các bản trong việc xây dựng các gai đình văn hóa, gia đình, dòng họ hiếu học. Tạo các nguồn kinh phí hoạt động cho hội từ đóng góp của các gia đình dân bản, quán xá, doanh nghiệp...Hàng năm tổ chức công tác khen thưởng cho cán bộ giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, khen thưởng những gia đình có nhiều con cái, cháu chắt đi học...Cụ thể số tiền khen thưởng: GV BD HSG đạt giải cấp huyện 100.000 đồng, cấp tỉnh 200.000 đồng; Học sinh đạt giải cấp huyện 50.000 đồng, cấp tỉnh 100.000 đồng; Gia đình hiếu học 500.000 đồng; học sinh đỗ ĐH, CĐ thưởng 500.000 đồng.
- Tổ chức hội nghị chuyên đề về giáo dục hàng năm đưa ra các nghị quyết thực hiện, những biện pháp, giải pháp cho giáo dục; kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ các bản trong việc tham gia và thực hiện tốt công tác giáo dục trên địa bàn.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về tầm quan trọng của công tác giáo dục và vai trò to lớn của toàn xã hội đối với việc phát triển giáo dục – đào tạo.
- Tham mưu cho UBND xã ra quyết định thành lập ban Chỉ đạo phổ cập, ban Vận động học sinh…Có kế hoạch hoạt động cụ thể, phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho từng thành viên.
- Thực hiện tốt việc huy động sự tham gia đóng góp công sức, tiền của, vật chất của nhân dân trong việc khắc phục những khó khăn về csvc đảm bảo đời sống, học tập của giáo viên và học sinh.
- Tổ chức họp và thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp và của nhà trường, làm tốt công tác thông tin hai chiều.
IX. Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
A. Tổ chức Đảng
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Đảng trong nhà trường, phát huy được vai trò lãnh đạo nhà trường của tổ chức Đảng.
- Tăng cường được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và công tác phát triển Đảng viên.
2. Chỉ tiêu cụ thể
- Chi bộ Đảng đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.
- 100% các kế hoạch chỉ đạo và nghị quyết của nhà trường đều được Chi bộ thông qua.
- Tham gia bồi dưỡng đối tượng Đảng: 01– 02 đ/c trở lên.
3. Các giải pháp:
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đảng trong công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường.
- Lãnh đạo xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và thấm nhuần mục tiêu lý tưởng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Đảng trong nhà trường, trên nguyên tắc lãnh đạo bằng việc phát huy chế độ thủ trưởng theo quy định của nhà nước và trực tiếp là Điều lệ trường phổ thông.
- Triển khai học tập nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
- Phát huy vai trò đi đầu, tích cực của mỗi đảng viên trong mọi hoạt động.
- Sinh hoạt và đóng Đảng phí đúng quy điịnh
- Tăng cường sự giám sát của Đảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường và các tổ chức Đoàn thể.
- Xét 02 cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia học lớp cảm tình đảng.
B. Tổ chức Công đoàn cơ sở
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường, phát huy được vai trò quản lý nhà trường của tổ chức Công đoàn.
- Xây dựng được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, viên chức.
- Phấn đấu để đạt được các danh hiệu thi đua trong năm.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Công đoàn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh.
- 100% chế độ chính sách của cán bộ giáo viên, nhân viên được đảm bảo.
- 100% các kế hoạch hoạt động của nhà trường được tổ chức Công đoàn tham gia ý kiến đóng góp xây dựng và ngược lại.
- 100% gia đình nhà giáo đạt gia đình văn hóa.
- Tập thể trường đạt trường văn hóa cấp huyện.
3. Các giải pháp:
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Công đoàn trong nhà trường, trên nguyên tắc phối hợp công tác, bình đẳng, tôn trọng tính độc lập của nhau.
- Triển khai học tập nghiêm túc Luật lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật thi đua – khen thưởng...
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm.
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Công đoàn trong công tác lãnh đạo và quản lý nhà trường.
- Chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ viên chức.
- Tổ chức cho đoàn viên tham gia quản lý trường học, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành.
- Tổ chức tốt công tác thi đua khối cán bộ viên chức. Thường trực thi đua.
- Tham gia xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, phẩm chất nhà giáo, xây dựng khối đoàn kết nội bộ, công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Đẩy mạnh các hoạt động thi đua: trường học thân thiện, học sinh tích cực; thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo, xây dựng các gia đình nhà giáo văn hóa...
- Ra quy chế thi đua khen thưởng chi tiết cụ thể mang tính thúc đẩy, công bằng khách quan. Thông qua HNCNVC thống nhất và tổ chức thực hiện.
- Đưa ra những tiêu chí thi đua cụ thể, chi tiết để CBGV-CNV nắm bắt thi đua đồng thời thuận lợi cho qúa trình xét thi đua khen thưởng.
- Phát huy vai trò đi đầu, tích cực của mỗi đoàn viên công đoàn trong công tác.
- Phát triển phong trào trồng rau, nuôi lợn trong cán bộ giáo viên, của nhà trường để tạo nguồn kinh phí hoạt động: phấn đấu 2 đàn = 20 con lợn/năm, ước tính số tiền lãi là 30.000.000 đồng.
- Thường xuyên thăm hỏi động viên những cán bộ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ hoặc bản thân ốm đau, có chuyện vui buồn.
- Tổ chức cho anh chị em thăm quan học hỏi, vui chơi ngoài giờ lao động.
C. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Tăng cường được khối đoàn kết nội bộ, nền nếp kỷ cương cơ quan.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động của nhà trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Chi đoàn trường đạt Chi đoàn vững mạnh.
- 100% các kế hoạch hoạt động của Chi đoàn trường đều được định hướng chỉ đạo sát sao theo đúng các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể.
- 100% các kế hoạch chỉ đạo của nhà trường Đoàn thanh niên đều được tham gia ý kiến đóng góp xây dựng.
- Tổ chức HKPĐ cấp trường, tham gia thi HKPĐ cấp huyện. Phấn đấu đạt các giải cao trong các môn thể thao thế mạnh: Đẩy gậy, bắn nỏ, cờ vua
3. Các giải pháp:
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức khác trong nhà trường trên cơ sở phối hợp, cộng tác, xây dựng, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức của nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Phối hợp xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Tổ chức vận động, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
- Tổ chức tốt phong trào thi đua khối học sinh.
- Phối hợp triển khai, thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành. Xây dựng cơ sở đoàn vững mạnh.
- Thực hiện tốt việc tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
- Tổ chức cho các lớp tự lựa chọn vận động viên, GVCN cho các em tập luyện các môn của HKPĐ đăng kí tham gia thi HKPĐ cấp trường vào tháng 11/2017. Từ đó nhà trường lựa chọn những vận động viên có thành tích cao thành lập đội tuyển tổ chức tập luyện tham gia thi HKPĐ cấp huyện. Phấn đấu tham gia thi đấu các môn: đẩy gậy, băn nỏ, điền kinh, cờ vua, bóng ném, erobic. Các môn tham gia đều có giải.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm và trong từng đợt thi đua.
- Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên giáo viên vào phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” và các hoạt động của trường học.
- Đưa ra quy chế hoạt động của Đoàn: cụ thể, chi tiết thiết thực, thúc đẩy các hoạt động phòng trào VH-VN của thầy cô và học sinh.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT cho CBGv, học sinh chào mừng Đảng, khai xuân, 26/3, 20/11 ngày Tết truyền thống của dân tộc và của người Mông nhằm tạo sân chơi cho thầy và trò và thu hút học sinh đến trường trong các thời điểm nóng.
D. Đội thiếu niên TP Hồ Chí Minh.
1. Nhiệm vụ:
- Tạo dựng cho học sinh được nề nếp học tập: tự giác, tích cực, chủ động
- Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh theo chủ đề, chủ điểm: Thiếu nhi Việt Nam thi đua lằm theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Đẩy mạnh các hoạt động bề nổi: ca múa hát tập thể, văn hóa văn nghệ, các sân chơi tri thức cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Kết nạp được 100% học sinh vào Đội TNTPHCM.
- 100% các kế hoạch hoạt động của Đội được Đoàn trường định hướng chỉ đạo sát sao theo đúng các yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể.
- Đội đạt Hội đồng đội vững mạnh
- Có 80% đôi viên hàn thành chương trình rèn luyện đội viên
- Tham gia thi chỉ huy Đội cấp huyện
3. Các giải pháp:
- Phối kết hợp chặt chẽ, nhất quán với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.
- Phối hợp xây dựng và thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và các mục tiêu công tác của đơn vị.
- Tuyên truyền phổ biến luật trẻ em, các văn bản liên quan đến trẻ em
- Giáo dục lí tưởng, truyền thống cho đội viên
- Trong năm xây dựng được cho học sinh toàn trường một bài đồng diễn tập thể
- Xây dựng nề nếp học tập nghiêm túc cho học sinh ở cả 3 buổi học; thực hiện nề nếp ăn ở sinh hoạt, học tập của trường bán trú
- Tổ chức tốt phong trào thi đua khối học sinh.
- Thực hiện tốt việc tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.
- Tiếp tục thực hiện chương trình thắp sáng ước mơ Điện Biên gắn với hoạt động định hướng nghề cho học sinh THCS
- Thực hiện ngiêm túc lễ chào cờ hàng tuần theo chủ đề, chủ điểm
- Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm và trong từng đợt thi đua; theo chủ đề, chủ điểm.
- Kiện toàn Hội đồng Đội của trường ngay từ đầu năm học; tập huấn cho các liên Đội thực hiện các nhiệm vụ, kĩ năng của Đội
- Xây dựng đội cờ Đỏ thực hiện giám sát, chấm thi đua nề nếp học tập, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp của các chi đội.
- Thực hiện tuyên truyền có hiệu quả các nghị quyết của Hội đồng Đội các cấp
- Tăng cường giáo dục học sinh về ý thức đạo đức thiếu nhi, giáo dục chủ quyền biển đảo, biên giới của đất nước.
- Thực hiện các chương trình kế hoạch nhỏ, các chương trình từ thiện, các buổi nêu gương người tốt việc tốt
X. Công tác phổ cập giáo dục
1. Nhiệm vụ:
- Giữ vững những thành quả đã đạt được trong công tác phổ cập giáo dục THCS và duy trì chuẩn phổ cập trong những năm tiếp theo.
- Nâng cao chất lượng học sinh BT.THCS.
- Nâng cao trình độ dân trí, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Huy động 95% số trẻ TNTH năm 2016-2017 vào học lớp 6
- Học sinh trong độ tuổi 11-14 phải PC học THCS đạt 90%
3. Các giải pháp:
- Duy trì, đẩy mạnh hoạt động của BCĐ phổ cập. Nêu cao trách nhiệm củ từng thành viên.
- Tham mưu đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND - UBND xã về công tác phổ cập giáo dục.
- Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về công tác phổ cập giáo dục.
- Hoàn thành chỉ tiêu về PCGD THCS năm 2017.
- Hoàn thiện hồ sơ duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS của xã năm 2017.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch duy trì chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2017 và xây dựng thực hiện kế hoạch duy trì chuẩn trong những năm tiếp theo. Thực hiện mở 02 lớp BT duy trì: 01 lớp 7 với 23 học sinh; 01 lớp 9 với 30 học sinh; thời gian mở từ 15/9/2017.
- Triển khai điều tra, cập nhật và chốt dữ liệu phổ cập năm 2017.
- Làm tốt công tác điều tra và cập nhật dữ liệu vào phần mềm phổ cập theo quy định
- Giao 01 giáo viên thực hiện nhiệm vụ làm công tác phổ cập của nhà trường.
- Thực hiện huy động và mở các lớp BT từ những đối tượng học sinh bỏ học ngoài nhà trường để tạo nguồn duy trì và nâng cao các tiêu chí chuẩn PC.
- Thường xuyên cập nhật, theo dõi các thông tin của các đối tượng PC để nắm bắt chính xác thông tin và có định hướng thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị trường bạn trên địa bàn tổ chức điều tra, cập nhật đầy đủ thông tin PC theo định kì: cuối tháng 9, đầu tháng 6 hàng năm.
- Nâng cao chất lượng và duy trì tốt sĩ số của các lớp phổ thông, thu hút học sinh ra học phổ thông để giảm dần việc huy động và mở các lớp BT tiến tới xóa các lớp BT.
- thực hiện huy động và giảng dạy tốt các lớp BT, dạy học bám sát đối tượng học sinh.
XI. Kiểm tra nội bộ
1. Nhiệm vụ:
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương cơ quan.
- Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Kiểm tra HĐSP của giáo viên: 100% cán bộ, giáo viên
+ Kiểm tra toàn diện: 20% trở lên.
+ Kiểm tra hoạt động của tất cả các tổ bộ môn
+ Kiểm tra chuyên đề các hoạt động của nhà trường: 100% các hoạt động
3. Các giải pháp:
- Nhanh chóng kiện toàn ban kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Ban kiểm tra thực hiện kiểm tra toàn diện, chuyền đề theo đúng kế hoạch kiểm tra nôi bộ, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra.
- Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ trên tất cả các phương diện.
- Phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh, xử lý kịp thời. tạo sự thúc đẩy trong công việc cho CBGV-CNV.
- Hoàn thiện hồ sơ theo dõi thanh kiểm tra hàng năm của cán bộ giáo viên.
- Rèn tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Thường xuyên kiểm tra và uốn nắn kịp thời những sai phạm. Chú trọng vào công tác tài chính và công tác chuyên môn.
- Sử dụng linh hoạt các hình thức kiểm ra để đem lại hiệu quả.
- Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng.
XII. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
1. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo giai đoạn và trong từng năm theo các tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia
- Phấn đấu đạt được các tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia: năm 2020.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Xây dựng trong năm học duy trì đạt chuẩn các tiêu chuẩn:
+ Tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường.
+ Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giữa nhà trường gia đình và xã hội
- Xây dựng và thực hiện hoàn thành các tiêu chí 3,4 trong những năm tiếp theo.
+ Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lí giáo viên, nhân viên
- Thực hiện duy trì đạt tiêu chí 1; tiếp tục thực hiện đạt tiêu chí 2 trong năm học 2018-2019; tiêu chí 3 năm 2019- 2020.
+ Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục.
- Thực hiện hoàn thành tiêu chí 3,4,5 trong năm học 2017-2018
+ Tiếp tục hoàn thành các tiêu chí 1, 2 trong năm học 2019-2020
+ Tiêu chuẩn 4: Tài chính, Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
- Thực hiện duy trì tiêu chí 1 và tiêu chí 5
- Tiêu chí 2,3,4 phấn đấu đạt năm 2020
3. Các giải pháp
- Triển khai học tập rộng rãi các tiêu chuẩn công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia trong nhà trường đặc biệt là CBGV-NV.
- Kế hoạch cần được xây dựng cụ thể trong từng giai đoạn và phải bám sát các tiêu chuẩn quy định. Mỗi năm học xác định phấu đừng tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.
- Cần xây dựng được các tiêu chí: về đội ngũ, chất lượng đội ngũ học sinh, công tác XHH, cơ cấu tổ chức của nhà trường trước. Riêng tiêu chí csvc tham mưu và chờ sự đầu tư để đảm bảo đạt chuẩn vào thời gian ngắn nhất khi csvc được đầu tư.
- Chủ động tích cực tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.
- Thu hút sự tham gia của tập thể nhà trường cùng chung tay góp sức để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể cho từng năm và từng giai đoạn.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vân động, công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.
XIII. Công tác xây dựng trường học thân thiện.
1. Nhiệm vụ:
- Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Phấn đấu xây dựng được cảnh quan, khuân viên trường học Xanh - Sạch - Đẹp, phù hợp trong điều kiện thực tế.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức giữ gìn, xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất, tài sản nhà trường đặc biệt là môi trường học đường.
- 100% học sinh (đặc biệt là học sinh ở nội trú) được quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, được hưởng mọi chế độ chính sách theo quy định.
- Phấn đấu xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tích cực.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức tốt công tác xây dựng cảnh quan, khuân viên trường học, bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hai mục tiêu, năm yêu cầu và năm nội dung của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Quan tâm, chăm lo tới đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhất là học sinh ở nội trú.
- Làm tốt công tác quy hoạch khuân viên nhà trường.
- Phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực để xây dựng và phát triển nhà trường.
- Nắm bắt cụ thể, chính xác tinh thần của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện và triển khai sâu rộng trong, ngoài nhà trường.
- Thực hiện xây dựng hệ thống bồn hoa cây cảnh. cây bóng mát. Giao cho từng tổ khối giáo viên và các lớp, giao cho 01 BGH phối hợp với Công đoàn tổ chức thực hiện. Phát triển các bồn hoa nhà trường, trồng thêm các cây xanh, bóng mát vào hệ thống sau các lớp học và nhà ăn học sinh.
- Tổ chức tạo hệ thống các thùng rác có ở tất cả các lớp và phòng làm việc, ở sân trường và sân nội trú.
- GD học sinh ý thức vệ sinh cá nhân, trường lớp, sạch sẽ: vào mỗi buổi sáng, dọn vệ sinh trường lớp, phòng ở hàng ngày.
- Xây dựng quy chế khen, chê phù hợp.
XIV. Công tác tuyển sinh, hoạt động hè
1. Nhiệm vụ:
- Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp.
- Tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và các tiêu chí đạt chuẩn PCGD.THCS.
- Học sinh có kỳ nghỉ hè an toàn, vui vè, lành mạnh và bổ ích.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp (90% trở lên).
- Phấn đấu tỷ lệ tuyển sinh đầu cấp đạt 95% trở lên.
- Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh trong năm đạt 95% trở lên, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học sau hè xuống 3 %.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh và các hoạt động trong hè.
3. Các giải pháp:
- Tổ chức tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, công tác huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp và việc duy trì sĩ số học sinh. Tổ chức tuyển sinh sớm (từ cuối tháng 6 hàng năm), bám sát dữ liệu tuyển sinh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh của nhà trường cụ thể, chi tiết tới từng điểm bản. Triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động trong hè: bồi dưỡng, tập huấn, học tập…
- Tham mưu cho Phòng GD ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.
- Tham mưu cho UBND xã ra các ăn bản chỉ đạo các bản, trưởng bản, bí thư chi bộ các thôn thực hiện tuyên truyền và vận động học sinh từng bản ra lớp.
- BGH, GV đi từng bản thực hiện tuyên truyền vận động.
- Thực hiện tốt mối quan hệ với trưởng bản, bí thư chi bộ, già làng để phối hợp thực hiện.
- Phát huy vai trò của Ban vận động học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong cộng đồng. Tham mưu cho Đảng uỷ - Chính quyền địa phương, kết hợp làm tốt công tác tuyển sinh đầu cấp, công tác vận động, huy động và duy trì sĩ số học sinh, các hoạt động trong hè.
- Thực hiện giao chỉ tiêu tuyển sinh cho CBGV đảm bảo thoe chỉ tiêu huyện giao 95%.
- Thực hiện tốt công tác vận động học sinh sau hè tiếp tục đi học, đặc biệt là với trẻ em gái; phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã, trưởng bản bí thư chi bộ làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh và học sinh để tiếp tục theo học hết cấp. Giao chỉ tiêu duy trì sĩ số cho các giáo viên chủ nhiệm từ đầu năm đảm bảo các lớp duy trì 98% sĩ số lớp.
- Tổ chức hội thảo cấp Trường với nội dung “Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trong năm, giảm thiểu số học sinh đi học không chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục”
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC NĂM HỌC 2016-2107 VÀ CHỈ TIÊU ĐẶT RA NĂM HỌC 2017-2018
Nội dung |
Kêt quả đạt được năm học 2016-2017 |
Chỉ tiêu năm học 2017-2018 |
1. Chuẩn PCGDTHCS |
- Tỷ lệ học sinh 11 TNTH ra học lớp 6: 98 |
- Tỷ lệ học sinh 11 TNTH ra học lớp 6: 95 |
- Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS: 86 |
- Tỷ lệ học sinh 11-14 tuổi học THCS:90 |
- Tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi TNTHCS: 79,2 |
- Tỷ lệ học sinh 15-18 tuổi TNTHCS: 79 |
2. Chất lượng giáo dục |
|
a. Về đạo đức: |
|
|
Tốt |
52% |
60% |
Khá |
32,2% |
30% |
TB |
15% |
10% |
Yếu |
0,04% |
0 |
b. Về văn hóa: |
|
|
Giỏi |
1,2% |
5% |
Khá |
28,7% |
30% |
TB |
70,02% |
60% |
Yếu |
0,08% |
5% |
Kém |
0 |
0 |
3. Về các thành tích khác: |
|
|
- GV dạy giỏi cấp trường |
8 |
6 |
GV dạy giỏi cấp huyện |
7 |
5 |
GV dạy giỏi cấp tỉnh |
|
|
Học sinh giỏi cấp trường |
13 |
15 |
HSG cấp huyện |
9 |
10 |
HSG cấp tỉnh |
0 |
1 |